Ông Lại Xuân Thanh thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị ACV

Hiện tại, ACV chưa công bố thông tin người thay thế ông Thanh giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty...

Ông Lại Xuân Thanh thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị ACV để nghỉ hưu theo chế độ
Ông Lại Xuân Thanh thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị ACV để nghỉ hưu theo chế độ

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (mã chứng khoán: ACV) vừa thông báo về việc thay đổi nhân sự công ty.

Theo đó, Hội đồng quản trị ACV quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Lại Xuân Thanh để nghỉ hưu theo chế độ kể từ ngày 1/9/2024.

Như vậy, sau quyết định miễn nhiệm ông Thanh, Hội đồng quản trị của ACV hiện có 6 thành viên, gồm ông Vũ Thế Phiệt, ông Đào Việt Dũng, bà Lê Thị Diệu Thúy, ông Lê Văn Khiên, bà Nguyễn Thị Hồng Phượng và ông Nguyễn Ngọc Quý.

Theo tìm hiểu, ông Lại Xuân Thanh sinh năm 1963, có trình độ Thạc sĩ Quản lý Nhà nước. Giữa năm 2017, ông được Bộ Giao thông Vận tải điều chuyển, bổ nhiệm làm Chủ tịch ACV.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024, ACV ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.534 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2023. Doanh thu tăng trong khi giá vốn giảm nhẹ giúp lãi gộp của ACV tăng 17%, lên mức 3.459 tỷ đồng.

Đáng chú ý, chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm mạnh gần 60% từ 603,9 tỷ đồng xuống còn 242,7 tỷ đồng, chủ yếu do công ty giảm trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi từ các hãng hàng không theo quy định. Trong khi đó, chi phí tài chính ghi nhận tăng 15,5% (26,5 tỷ đồng) và chi phí bán hàng cũng tăng nhẹ 2,8% (89,1 tỷ đồng).

Khấu trừ thuế phí, ACV thu về 3.228 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Giải trình về kết quả này, doanh nghiệp cho biết doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng chủ yếu do thị trường hàng không quốc tế được phục hồi.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của ACV tăng 15,7% lên 11.178 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế theo đó cũng tăng gần 45% lên 6.148 tỷ đồng.

Kết thúc quý 2/2024, tổng tài sản của công ty đạt 69.803 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,6% so với đầu năm. Trong đó, phần lớn tài sản là tài sản ngắn hạn 41.651 tỷ đồng. Sau 6 tháng, vốn chủ sở hữu tăng 9% lên 55.104 tỷ đồng.

Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả đạt 14.698 tỷ đồng với nợ ngắn hạn 5.080 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm. Nợ dài hạn cũng giảm nhẹ 6% về 9.617 tỷ đồng.

Năm nay, ACV đặt kế hoạch kỷ lục với doanh thu thuần hơn 20.000 tỷ đồng và lãi trước thuế gần 9.400 tỷ đồng, tăng tương ứng 2% và 6% so với thực hiện năm 2023. Như vậy sau nửa năm kinh doanh, công ty chuyên khai thác cảng hàng không đã hoàn thành 56% chỉ tiêu doanh thu và 81% mục tiêu lợi nhuận.

Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán SSI đánh giá sự phục hồi số lượng hành khách quốc tế tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho năm 2024 và 2025 của ACV. Ước tính năm 2024, doanh thu ACV có thể đạt 23.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 14.500 tỷ đồng, dễ dàng vượt qua kế hoạch cao kỷ lục đề ra trước đó.

Sang năm 2025, tình hình tiếp tục khả quan với doanh thu 27.500 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế 17.600 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ.

Nếu đúng kịch bản này, ACV sẽ liên tiếp phá đỉnh lợi nhuận trong 2 năm tới.

Dù vậy, SSI Research vẫn đưa ra lưu ý về dự án sân bay Long Thành, dự án có khả năng sẽ đi vào hoạt động từ năm 2027. Với vốn đầu tư 100.000 tỷ đồng và thời gian khấu hao 20 năm, ACV sẽ phải ghi nhận thêm 5.000 tỷ đồng/năm chi phí khấu hao vào năm 2027, SSI nhận định điều này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của ACV trong năm này.

Ảnh chụp Màn hình 2024-09-04 lúc 15.01.58.png
Thị giá cổ phiếu ACV trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 4/9, cổ phiếu ACV đóng cửa ở mức 109.400 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp hàng không trên thị trường đạt khoảng 238.158 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...