Ông Lê Minh Hoan và ông Vũ Hồng Thanh được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội

Sau khi Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 được thông qua, Quốc hội khóa XV có thêm 2 Phó chủ tịch, nâng tổng số lãnh đạo Quốc hội lên 7 người…

Hai tân Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Vũ Hồng Thanh
Hai tân Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Vũ Hồng Thanh

Ngày 18/2, Quốc hội tiến hành bỏ phiếu kín bầu Phó Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026. Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Minh Hoan và ông Vũ Hồng Thanh, cũng được Quốc hội thông qua cùng ngày.

Sau kiện toàn, lãnh đạo Quốc hội bao gồm Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và 6 phó Chủ tịch Quốc hội. Cụ thể gồm các ông, bà: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương, Nguyễn Thị Thanh, Vũ Hồng Thanh, Lê Minh Hoan.

Tân Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan sinh năm 1961, quê ở Đồng Tháp.

Ông là Thạc sĩ Kinh tế, Cử nhân Kiến trúc. Ông Hoan có 2 khóa làm Ủy viên Trung ương (khóa XII, XIII) và 4 khóa là đại biểu Quốc hội (XI, XIII, XIV, XV).

Xuất phát từ vị trí cán bộ Phòng Giao thông, Xây dựng ở thị xã Cao Lãnh, ông Hoan dần nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại địa phương.

Sau giai đoạn làm Phó giám đốc rồi Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp (1/1995-12/2003), ông Hoan trở thành Phó Chủ tịch UBND tỉnh và giữ cương vị này gần 5 năm.

Giữa năm 2008, ông Hoan đảm nhận vị trí Bí thư Thành ủy Cao Lãnh, sau đó ông trở thành Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Tháng 5/2014, ông Hoan giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, sau đó kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh.

Ông Hoan được điều ra Trung ương giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ tháng 9/2020. Sau đó gần một năm, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông giữ chức Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, và giữ vị trí này cho đến nay.

Tân Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh sinh năm 1962, quê ở Hải Dương. Ông có chuyên môn là Kỹ sư chế tạo máy giao thông.

Ông Thanh là Ủy viên Trung ương khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

Sau 5 năm làm cán bộ giảng dạy tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ông Thanh trở về quê hương và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng tại địa phương. Ông từng là Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh.

Từ tháng10/2010, đảm nhận cương vị Bí thư Thành ủy Hạ Long trong gần 5 năm, sau đó trở thành Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Tháng 7/2016, ông thôi giữ chức vụ lãnh đạo tại địa phương để làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV. Trong khóa này, ông đồng thời là Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Đức.

Sang nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, ông Thanh tiếp tục đảm nhận vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và giữ cương vị đó cho đến nay, khi được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội.

180220250401-z6329310494776-978b48ea35d7fe56e2ca4135b1d4cba5.jpg
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng nhận nhiệm vụ mới.

Các cơ quan của Quốc hội cũng có nhiều thay đổi sau hợp nhất, sáp nhập, gồm: Hội đồng Dân tộc, giữ nguyên tên gọi như hiện nay.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Tư pháp.

Ủy ban Kinh tế - Tài chính được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính Ngân sách.

Ủy ban Văn hóa và Xã hội được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Ủy ban Xã hội.

Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại được thành lập trên cơ sở hợp nhất chuyển một phần công tác đối ngoại vào Ủy ban Quốc phòng và An ninh.

Tên gọi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Văn phòng Quốc hội giữ nguyên như hiện nay.

Hai ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội được nâng cấp lên ủy ban, gồm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát; Ủy ban Công tác đại biểu.

Sau hợp nhất các ủy ban, Quốc hội đã bầu các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chủ nhiệm các ủy ban. Như vậy, số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV mới có 19 người, tăng 1 người so với trước đó.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngài Kalganov Vyacheslav Gennadievich từng đại diện Ủy ban Đối ngoại Saint Petersburg tiếp đón TS.Nguyễn Hồng Sơn và đoàn công tác VACOD-HBA rất trọng thể trong chuyến công tác hồi tháng 11/2024

Chủ tịch VACOD-HBA chuẩn bị tiếp đón đoàn doanh nghiệp đa quốc gia

Nhằm hiện thực hóa bản thỏa thuận hợp tác giữa VACOD-HBA và Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga, trong tháng 2/2025, Chủ tịch VACOD-HBA TS. Nguyễn Hồng Sơn sẽ tiếp đoàn công tác quốc tế theo lời đề nghị của lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại Saint Petersburg…

Toàn cảnh bức tranh kinh tế đầu năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế đầu năm 2025 qua các con số

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 48,6%; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,63%; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 0,6% so với cùng kỳ… là những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong tháng đầu năm 2025…

Thủ tướng nêu rõ, phải rút ngắn thời gian hoàn thành dự án điện hạt nhân so với dự kiến trước đây

Giao EVN và PVN làm chủ đầu tư hai nhà máy điện hạt nhân

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận không chỉ là một công trình năng lượng mà còn là biểu tượng cho sự phát triển bền vững và năng lực công nghệ của đất nước, với tiềm năng to lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy kinh tế xã hội…