Pacific Partners bị phạt 60 triệu đồng do vi phạm công bố thông tin

Công ty Cổ phần Pacific Partners bị xử phạt hành chính do công bố thông tin không đúng thời hạn cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội...

Pacific Partners bị phạt 60 triệu đồng do vi phạm công bố thông tin
Pacific Partners bị phạt 60 triệu đồng do vi phạm công bố thông tin

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định 226/QĐ-XPHC về việc xử phạt hành chính Công ty Cổ phần Pacific Partners, với tổng số tiền phạt là 60 triệu đồng.

Lý do xử phạt do Công ty Cổ phần Pacific Partners đã công bố thông tin không đúng thời hạn cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội gồm: Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022; báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022.

Tình tiết tăng nặng là Công ty Cổ phần Pacific Partners vi phạm hành chính nhiều lần và tình tiết giảm nhẹ là bên vi phạm hành chính đã thành thật hối lỗi.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước giao cho bà Nguyễn Thanh Hiền là người đại diện của tổ chức bị xử phạt chấp hành quyết định này. Công ty Cổ phần Pacific Partners phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt.

Nếu quá thời hạn mà Pacific Partners không nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế. Pacific Partners phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội, trong thời hạn 10 ngày kể từ khi quyết định được ban hành.

Về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này, theo báo cáo từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, năm 2023, lợi nhuận sau thuế của Pacific Partners đạt 256,6 tỷ đồng giảm 96% so với con số 847,8 tỷ đồng của năm 2022.

Vốn chủ sở hữu của công ty tăng nhẹ, ghi nhận ở mức 207,5 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu/ vốn chủ sở hữu giảm 0,58 lần. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ 0,41% xuống còn 0.13%. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Pacific Partners ở mức 2,52 lần (tương đương nợ phải trả khoảng 523 tỷ đồng).

Trước đó, đầu tháng 12/2023, Công ty Cổ phần Pacific Partners công bố thông tin tất toán 39,4 tỷ đồng trái phiếu trước hạn của mã PAPCH2124002.

Mã trái phiếu PAPCH2124002 có mệnh giá 100 triệu đồng, phát hành ngày 8/11/2021 với kỳ hạn 3 năm, đáo hạn ngày 8/11/2024. Khối lượng trái phiếu phát hành là 252,4 tỷ đồng. Khối lượng đang lưu hành theo mệnh giá là 39,4 tỷ đồng. Từ ngày 15 – 30/11/2023, Pacific Partners đã tất toán 39,4 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã PAPCH2124002.

Được biết, Công ty Cổ phần Pacific Partners là pháp nhân liên quan tới Chủ tịch Hội đồng quản trị SAM Holdings (mã chứng khoán: SAM). Doanh nghiệp được thành lập vào 9/3/2017, hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Công ty Cổ phần Pacific Partners có địa chỉ trụ sở chính tại phố Ngô Quyền, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Ở thời điểm mới thành lập, Pacific Partners có vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, do ông Trần Hải Quang làm Tổng Giám đốc. Đến tháng 1/2019, ông Nguyễn Thế Sinh giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, sau đó không lâu, tháng 11/2019, ông Nguyễn Xuân Anh làm Tổng Giám đốc công ty.

Từ tháng 11/2020 đến nay, ông Lê Hoàng Sơn giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, đồng thời vốn công ty tăng lên 110 tỷ đồng. Một năm sau, Pacific Partners tiếp tục tăng vốn lên 200 tỷ đồng.

Theo cơ cấu ban lãnh đạo Pacific Partners được công bố vào tháng 6/2022, 2 cổ đông cá nhân lớn nắm tổng cộng 95,5% vốn cổ phần, bao gồm thành viên Hội đồng quản trị Mạc Văn Chuân nắm 75,5% và ông Bùi Quang Bách nắm 20%. Ông Sơn không sở hữu bất kỳ cổ phần nào của Pacific Partners.

Đáng chú ý, ông Hoàng Lê Sơn còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị SAM Holdings, Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc gia (NSI), Công ty Cổ phần VNC Group, Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam; Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu HFC Việt Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…