Petroland bỏ tờ trình huỷ niêm yết, muốn nâng vốn hoá lên 10.000 tỷ đồng

Petroland đã hoàn tất bán 36 triệu cổ phiếu PTL từ ngày 3/12 đến 7/12, thu về khoảng 421 tỷ đồng. Đơn vị này xây dựng kế hoạch và chiến lược để đạt vốn hóa 10.000 tỷ đồng, hiện tại mới đạt gần 1.600 tỷ đồng.
Petroland bỏ tờ trình huỷ niêm yết, muốn nâng vốn hoá lên 10.000 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland, HoSE: PTL) vừa bổ sung và sửa đổi nội dung họp ĐHCĐ bất thường năm 2021, trong đó hủy nội dung tự nguyện hủy niêm yết được công bố trước đó và đề xuất nâng vốn hóa lên 10.000 tỷ đồng.

Theo đó, HĐQT Petroland thông qua việc hủy bỏ nội dung “trình chủ trương hủy niêm yết tự nguyện” theo Nghị quyết số 778/NQ-PETROLAND ngày 3/12 trước đó.

Trước đó, Petroland dự định tổ chức lấy ý kiến cổ đông hoặc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường về việc hủy niêm yết cổ phiếu PTL trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Tuy nhiên, sau những thay đổi trong cơ cấu cổ đông, ban lãnh đạo Petroland quyết định bỏ nội dung trình chủ trương hủy niêm yết cổ phiếu. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ bổ sung chiến lược, mô hình phát triển, thay đổi bộ nhận diện thương hiệu cùng kế hoạch, chiến lược nâng giá trị vốn hóa lên 10.000 tỷ đồng. Nội dung chi tiết chưa được công bố.

Petroland chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) từ ngày 22/9/2010, tính đến nay là hơn 11 năm lên sàn với 100 triệu cổ phiếu đang niêm yết.

Được biết, cổ phiếu PTL hiện đang giao dịch ở mức giá 15.700 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hóa đạt hơn 1.500 tỷ đồng.

Vào tháng 9 vừa qua, bà Trần Thị Hường, một nhà đầu tư cá nhân, thông báo đã mua thêm hơn 4,87 triệu cổ phiếu PTL để gia tăng tỷ lệ sở hữu từ 9% lên 13,9%. Tổng số lượng cổ phiếu PTL bà Hường nắm giữ sau giao dịch là 13,9 triệu đơn vị.

Trước đó, ngày 27/8/2020, bà Trần Thị Hường đã chi hàng chục tỷ đồng để mua vào 9 triệu cổ phiếu PTL, qua đó trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu hơn 9%. Cùng ngày, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil, UPCoM: OIL) cũng thông báo bán ra 9 triệu cổ phiếu PTL theo phương thức thỏa thuận, giá bình quân 8.250 đồng/cổ phiếu - tổng giá trị trên 74 tỷ đồng.

Mới đây, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) đã bán ra toàn bộ 36 triệu cổ phiếu PTL, tương đương tỷ lệ 36%. Công ty Dịch vụ và Đầu tư BĐS Ngôi sao Phương Nam trước đó cũng đã bán gần 10,7 triệu cổ phiếu PTL, đưa tỷ lệ sở hữu từ 11,22% về 0,52%.

Về các cổ đông lớn là cá nhân, bà Lê Thị Tư, ông Lê Văn Thăng, ông Nguyễn Văn Vinh và bà Đỗ Thị Hiền đều đã mua vào hàng triệu cổ phiếu PTL, trong đó tất cả giao dịch đều được thực hiện vào ngày 7/12/2021.

Về tình hình kinh doanh của Petroland, sau giai đoạn thua lỗ 2017-2018, kết quả kinh doanh của Petroland có sự cải thiện đáng kể 2 năm gần đây. Đặc biệt, 9 tháng năm nay, đơn vị báo cáo doanh thu tăng 77% lên 63,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 18,9 tỷ đồng, gấp 5,9 lần cùng kỳ.

Dù kết quả kinh doanh cải thiện nhưng đến cuối quý III, Petroland vẫn lỗ lũy kế 275 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 751 tỷ đồng.

Ngoài ra, 2 thành viên HĐQT được cử làm đại diện vốn góp của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) tại Petroland sẽ rút khỏi HĐQT theo đơn từ nhiệm ngày 15/12. Đó là ông Nguyễn Trung Trí và ông Nguyễn Quang Hưng. Do vậy, HĐQT trình nội dung miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên vào cuộc họp ĐHĐCĐ sắp tới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...