Phân bón giả: Nông nghiệp kiệt quệ, chính quyền “đá bóng” trách nhiệm

Pháp luật quy định sản xuất phân bón là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng việc quản lý lĩnh vực này vẫn rối bời, phân bón giả tràn lan...
Phân bón giả: Nông nghiệp kiệt quệ, chính quyền “đá bóng” trách nhiệm

Tình trạng sản xuất kinh doanh mặt hàng phân bón giả, kém chất lượng vẫn đang hoành hành tại nhiều địa phương. Gần đây, tại tỉnh Đăk Nông thường xuyên ghi nhận nhiều trường hợp nông dân dùng phải các loại phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Nhưng khi người dân báo cáo lên chính quyền địa phương, hay các ngành chức năng có liên quan thì “quả bóng trách nhiệm” lại được đá đi hướng khác.

Thực tế tại tỉnh Đăk Nông thời gian qua thường xuyên ghi nhận các trường hợp về lĩnh vực phân bón kém chất lượng. Ngoài trường hợp phân bón giả mang nhãn hiệu COMPOST TSN của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa, đã đề cập trước đây, còn có trường hợp phân bón giả làm chết hàng trăm ha hồ tiêu tại huyện Đăk Glong và Krông Nô.

Nếu như vụ phân kém chất lượng gần đây nhất là phân vi sinh độn xà bần, nhựa vụn thì nhiều vụ phân giả trước là phân NPK có giá tiền cao hơn nhiều. Điều đáng nói là trong quá trình sử dụng, nông dân có phát hiện dấu hiệu bất thường, như phân vón thành cục và có màu trắng như vôi, nhưng vì thiếu hiểu biết nên vẫn sử dụng, đến mức để tiền mất mà vườn cây thì chết.

Hơn nữa, khi sự việc xảy ra thì người dân cũng đã có báo cáo lên cơ quan chức năng xử lý, nhưng đều không có kết quả như mong đợi. Như vụ mới nhất, cơ quan chức năng đã quán hẹn cả tháng chưa trả lời. còn các vụ trước thì quá hẹn đã 4 tháng. Cơ quan này đá trách nhiệm sang cơ quan khác.

Việc người dân báo cáo tình hình phân bón giả đến lực lượng chức năng, và động thái của ngành Nông nghiệp cùng công ty phân bón sai hẹn như vừa qua đã cho thấy có nhiều khuất tất, có thể khi xảy ra sự việc, doanh nghiệp tìm cách kéo dài thời gian hoãn binh nhằm tìm lý do phù hợp và khá “khách quan” để có thể trả lời cho người dân, cho cơ quan có thẩm quyền.

Thậm chí, nhiều người mạnh mẽ khẳng định: Trong lĩnh vực phân bón có tồn tại lợi ích nhóm, thậm chí là bảo kê của các lực lượng thi hành công vụ, tham gia tiếp tay cho gian thương.

Về vấn đề đổ lỗi trách nhiệm, tại các tỉnh thành thì Sở Công Thương được giao quản lý 90% phân bón vô cơ còn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được giao quản lý 10% phân hữu cơ và các loại phân bón khác, thế nhưng mỗi khi phát hiện một cơ sở sản xuất phân bón có dấu hiệu vi phạm thì cơ quan chức năng vẫn chưa biết quy trách nhiệm cho ai.

Hiện nay, pháp luật quy định sản xuất phân bón là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng việc quản lý lĩnh vực này vẫn rối bời, chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan chức năng. Trong những vụ việc như thế này thì cả cơ quan kiểm định chất lượng cũng không được tin tưởng. Nông dân nào mà muốn kiểm định ra đúng kết quả thì phải xóa nhãn phân bón, không thông tin cho cơ quan kiểm định rằng mẫu phân bón đó được lấy ở đâu, của hãng nào và kiểm định để làm gì… Đây là thực trạng rất đáng lo ngại.

Bà con nông dân ở Tây Nguyên thời gian vừa qua như ngồi trên đống lửa vì giá hồ tiêu xuống quá thấp, một số địa phương đổ nợ vì cây bí đỏ, mặc dù vậy phân bón và vật tư nông nghiệp vẫn giữ nguyên thậm chí còn tăng giá khiến nông dân lâm cảnh túng quẫn.

Người nông dân cần là người tiêu dùng thông thái, lựa chọn, tham khảo và tin dùng những loại phân bón đã có uy tín trên thị trường. Còn nếu sử dụng phân lạ, với số lượng đáng kể thì phải tự mình lấy mẫu đi kiểm định như một số nông dân vẫn làm, tức là xóa nhãn hàng, không thông báo với cơ quan kiểm định các nội dung liên quan, để tránh thông đồng lợi ích, đưa ra những kết quả sai với thực tế.

Ngoài ra, các ngành chức năng và các doanh nghiệp cần có trách nhiệm với bà con nông dân hơn, cần có chế tài xử lý sai phạm thật nghiêm để lấy lại lòng tin của người dân. Nếu mọi chuyện không được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật thì vô hình chung người dân sẽ không còn tin vào chính quyền, gây nên hậu quả nghiêm trọng trong quản lý nhà nước.

Theo Vov.vn

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…