Phiên chiều 8/10: Lao dốc, VN-Index xuống mức đáy của ngày

Nỗ lực trụ lại trên mốc 1.000 điểm của phiên sáng đã bị xóa tan trong phiên giao dịch chiều khi áp lực bán gia tăng mạnh. Sắc đỏ bao trùm thị trường khiến chỉ số VN-Index lao mạnh xuống sát ngưỡng 995
Phiên chiều 8/10: Lao dốc, VN-Index xuống mức đáy của ngày

Lực cầu bắt đáy tăng mạnh về cuối phiên sáng với tâm điểm là nhóm cổ phiếu lớn đã giúp thị trường hồi khá tích cực, chỉ số VN-Index thu hẹp đà giảm đáng kể và chốt phiên cũng là mức cao nhất. Điều này khiến giới đầu tư đặt kỳ vọng trong phiên chiều, thị trường sẽ sớm tìm sắc xanh, tiếp tục củng cố mốc 1.000 điểm.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực ở cuối phiên sáng đã nhanh chóng bị phá bỏ ngay khi bước sang phiên chiều. Lực bán gia tăng mạnh trong phiên chiều khiến thị trường lao dốc mạnh, chỉ số VN-Index chia tay ngưỡng kháng cự 1.000 điểm chỉ trong gần 1 giờ giao dịch.

Thị trường diễn biến xấu hơn trong đợt khớp ATC khi áp lực chốt lời tiếp tục dâng cao khiến sắc đỏ tiếp tục lan rộng, chỉ số VN-Index bị đẩy lùi về sát mốc 995 điểm và kết phiên tại mức thấp nhất ngày.

Đóng cửa, sàn HOSE có 173 mã giảm và 107 mã tăng, chỉ số VN-Index giảm 12,27 điểm (-1,22%) xuống 996,12 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 205,17 triệu đơn vị, giá trị 5.085,93 tỷ đồng, giảm 30% về lượng và 55,82% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đạt 19,22 triệu đơn vị, giá trị 933,31 tỷ đồng, trong đó riêng MSN thỏa thuận 5,38 triệu đơn vị, giá trị 479,45 tỷ đồng.

Tương tự, áp lực bán gia tăng cũng khiến sàn HNX đánh mất sắc xanh và quay đầu đi xuống. Đóng cửa, HNX-Index giảm 0,29 điểm (-0,25%) xuống 114,38 điểm với 74 mã giảm và 44 mã tăng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 50,83 triệu đơn vị, giá trị 697,37 tỷ đồng, giảm 13,77% về lượng và 17,93% về giá trị so với phiên trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,87 triệu đơn vị, giá trị 35,58 tỷ đồng.

Nếu trong cuối phiên sáng, các cổ phiếu lớn đóng vai trò là lực đỡ chính giúp thị trường hãm đà giảm sâu thì sang chiều, các mã này lại gia tăng gánh nặng. Trong đó, bên cạnh VCB, CTG đảo chiều giảm tương ứng -0,8% xuống 61.600 đồng/CP và -0,9% xuống 26.850 đồng/CP, những “người anh em” cùng họ lại giảm sâu hơn như TCB -1,5% xuống 29.350 đồng/CP, VPB -1,7% xuống 25.300 đồng/CP.

Tuy nhiên, dòng bank vẫn dẫn đầu thanh khoản thị trường với STB duy trì vị trí dẫn đầu với 17,69 triệu đơn vị được khớp lệnh và đóng cửa vẫn giữ sắc xanh nhạt +0,36% lên 13.850 đồng/CP; MBB cũng tăng nhẹ và khớp 5,12 triệu đơn vị, đứng thứ 5 về thanh khoản trên sàn HOSE.

Bên cạnh đó, nhiều mã lớn khác cũng tìm đến mức giá thấp nhất ngày như VNM -1,6% xuống 133.000 đồng/CP, VIC -1,9% xuống 96.600 đồng/CP, VRE -4,1% xuống 39.300 đồng/CP, GAS -2,9% xuống 116.500 đồng/CP, PLX -3,2% xuống 66.800 đồng/CP, MSN -% xuống 89.800 đồng/CP…

Hôm nay, VHM điều chỉnh giá tham chiếu để chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 1.000:250. Mặc dù trong suốt phiên sáng và hơn nửa phiên chiều, VHM giữ vững sắc xanh nhưng lực bán trong 30 phút cuối phiên đã nhấn chìm cổ phiếu này trong sắc đỏ. Kết phiên, VHM -2,1% xuống mức thấp nhất ngày 80.000 đồng/CP.

Như vậy, trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất, chỉ còn SAB đứng giá tham chiếu và BID +1,4% lên 36.000 đồng/CP, gánh vác vai trò to lớn nâng đỡ thị trường.

Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu dầu khí giao dịch khá tiêu cực. Trong đó, PVS -2,2% xuống 22.700 đồng/CP, PVC -3,6% xuống 8.000 đồng/CP, PGS -4,6% xuống 30.900 đồng/CP, PLC -0,6% xuống 17.600 đồng/CP, PVB -2,7% xuống 21.900 đồng/CP…

Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa với ACB tăng nhẹ 0,3% lên 33.700 đồng/CP và khớp 2,1,7 triệu đơn vị, còn SHB vẫn giao dịch trong sắc đỏ -1,1% xuống 8.800 đồng/CP và khớp 7,54 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên sàn.

Trên sàn UPCoM, đà giảm duy trì trong suốt cả phiên chiều.

Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,36 điểm (-0,67%) xuống 53,67 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 14,75 triệu đơn vị, giá trị hơn 252 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 2,41 triệu đơn vị, giá trị hơn 52 tỷ đồng. Riêng VEA thỏa thuận 1 triệu đơn vị, giá trị 31,8 tỷ đồng và TIS thỏa thuận 1,11 triệu đơn vị, giá trị hơn 15 tỷ đồng.

Nhiều mã lớn đều giảm điểm, là tác nhân chính khiến thị trường chưa thể hồi phục như BSR, POW, OIL, LPB, HVN, DVN, VGT, VEA…

Trong đó, bộ 3 cổ phiếu họ dầu khí dẫn đầu thanh khoản trên sàn UPCoM với BSR có khối lượng giao dịch gần 3,5 triệu đơn vị và đóng cửa -3,5% xuống 19.100 đồng/CP, POW -4,3% xuống 15.500 đồng/CP và khớp 2,45 triệu đơn vị và OIL -4,7% xuống 16.200 đồng/CP và khớp 1,34 triệu đơn vị.

Theo tinnhanhchungkhoan.vn

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...