Phiên đấu giá Hapro giúp Nhà nước thu về 980 tỷ đồng

Kết quả đấu giá, toàn bộ 75,93 triệu cổ phần đã được bán cho nhà đầu tư với tổng giá trị cổ phần đạt hơn 980 tỷ đồng.
Phiên đấu giá Hapro giúp Nhà nước thu về 980 tỷ đồng

Theo đó, Hapro đã thông báo chào bán 75.926.000 cổ phần, chiếm 34,51% vốn điều lệ.

Phiên đấu giá diễn ra trong sáng nay 30/3 tại HNX với giá khởi điểm được xác định là 12.800 đồng/cp và dự kiến thu về tối thiểu 971 tỷ đồng.

Mức giá trúng bình quân là 12.908 đồng/cổ phần, giá trúng thấp nhất là 12.800 đồng/cổ phần và mức giá trúng cao nhất là 20.000 đồng/cp.

Tại phiên đấu giá, tổng cộng có 346 phiếu lệnh đã được chấp nhận với khối lượng đặt mua hơn 93,181 triệu cổ phần và tổng giá trị hơn 1.200 tỷ đồng.

Top giá đấu cao nhất tại phiên IPO là 20.000 đồng/cổ phần với khối lượng 2.000 cổ phần; 19.900 đồng/cổ phần với khối lượng 10.000 cổ phần và 18.600 đồng/cổ phần với khối lượng 15.000 cổ phần.

Top giá đấu có khối lượng đặt mua cao nhất tại phiên IPO là là 12.800 đồng/cổ phần với khối lượng 79,236 triệu cổ phần; 13.300 đồng/cổ phần với khối lượng 5,772 triệu cổ phần và 13.000 đồng/cổ phần với khối lượng 2,043 triệu cổ phần.

Theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt, Hapro có vốn điều lệ 2.200 tỷ đồng, trong đó Nhà nước không nắm giữ cổ phần; 1,07 triệu cổ phần chiếm 0,49% vốn điều lệ được dành bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp; bán đấu giá công khai ra công chúng 75,93 triệu cổ phần, chiếm 34,51% vốn điều lệ; 143 triệu cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 65% vốn điều lệ.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) theo quy định và điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ và làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước khi không bán hết cổ phần theo Phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hapro thực hiện thuê đất của Nhà nước và trả tiền thuê đất theo phương án sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất; giải quyết các tồn tại về nhà, đất (nếu có) trước khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

Về phương án sắp xếp lao động, tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 630 người, tổng số lao động chuyển sang công ty cổ phần là 550 người; tổng số lao động dôi dư là 80 người.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, trong số 79 lao động dôi dư sẽ được sắp xếp và tinh giảm theo các chính sách của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...