Phiên giao dịch đầu tuần 31/1 của phố Wall có đà tăng mạnh

Kết thúc phiên giao dịch tháng 1/2022 với đà tăng, đặc biệt là chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng 406,39 điểm (1,17%), lên 35.131,86 điểm.
Phiên giao dịch đầu tuần 31/1 của phố Wall có đà tăng mạnh

Thị trường chứng khoán Mỹ đã kết thúc phiên giao dịch tuần 31/1 với đà tăng mạnh, khép lại một tháng giao dịch đầy biến động trên Phố Wall, khi chỉ số công nghệ Nasdaq đã tránh được tháng khởi đầu tồi tệ khi chỉ số S&P 500 thấp nhất kể từ năm 2009.

Kết thúc phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 406,39 điểm (1,17%), lên 35.131,86 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 83,7 điểm (1,89%), lên 4.515,55 điểm. Tuy nhiên, S&P 500 vẫn giảm 6,5% kể từ khi xác lập kỷ lục mới cách đây 4 tuần và chứng kiến mức giảm 5,9% trong cả tháng này, đánh dấu tháng giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2020, khi chỉ số này mất 12,5%.

Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cộng 469,31 điểm (3,41%), lên 14.239,88 điểm. Ở đầu phiên này, Nasdaq có dấu hiệu giảm sút rõ rệt, sẵn sàng ghi nhận tháng "mở hàng" năm tồi tệ nhất lịch sử, vượt qua mức giảm kỷ lục 9,89% trong tháng 1/2008. Tuy nhiên, sau một ngày tăng tốt nhất kể từ tháng 3/2021, chỉ số này khép lại tháng 1/2022 với mức giảm 8,99%.

Decio Nascimento, Giám đốc đầu tư của công ty quản lý quỹ Norbury Partners (Mỹ) cho biết, với các chi phí như tiền lương tăng, sẽ có nhiều nhà đầu tư tập trung vào các lĩnh vực có thể xử lý tốt hơn áp lực lạm phát đó, và ít cơ hội hơn đối với các công ty hứa hẹn tăng trưởng trong tương lai nhưng hiện đang tạo ra dòng tiền âm.

Trong tháng 1/2022, lĩnh vực tiêu dùng là lĩnh vực hoạt động kém nhất, giảm 9,7%. Nhìn chung, chỉ có lĩnh vực năng lượng kết thúc tháng với mức tăng, được hỗ trợ bởi đà đi lên của giá dầu, chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2014 vào cuối tuần trước.

Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã báo hiệu rằng họ có ý định tăng lãi suất chủ chốt sớm hơn so với dự kiến nhằm đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao nhất trong bốn thập kỷ qua.

Xem thêm

Đầu tư ngành nào sẽ "phát tài phát lộc" trong năm 2022?

Đầu tư ngành nào sẽ "phát tài phát lộc" trong năm 2022?

Năm 2022, thị trường chứng khoán được dự báo sẽ có nhiều biến động nhưng sẽ bứt tốc lên đỉnh mới khi kết thúc năm. Hãng môi giới chứng khoán CLSA dự báo những ngành mang thuộc tính Thủy, Thổ, Mộc sẽ là tâm điểm của thị trường trong giai đoạn này.
Khu vực nào có nguy cơ 'sốt đất' cục bộ trong thời gian tới?

Khu vực nào có nguy cơ 'sốt đất' cục bộ trong thời gian tới?

Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo, Khánh Hòa có tỉ lệ cầu đang vượt cung và có thể kéo dài sang năm 2022. Nguy cơ sốt đất nền có thể diễn ra tại Vân Phong – Cam Ranh khi nơi đây nằm trong định hướng thu hút phát triển đầu tư của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...