Phiên thứ 4 ROS giảm sàn, kéo VN-Index giảm về 738,81 điểm

Phiên giao dịch cuối tuần 2/6 ngập sắc đỏ, các nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn như ROS, GAS, PLX, CTD… giảm sâu đã kéo giảm chỉ số VN-Index xuống còn 738,81 điểm, mất 2,99 điểm (0,4%).
Phiên thứ 4 ROS giảm sàn, kéo VN-Index giảm về 738,81 điểm

Sau các phiên giao dịch hứng khởi trong tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam rung lắc mạnh, giằng co dưới ngưỡng cản tâm lý 750 điểm. Đóng cửa phiên 2/6, chỉ số VN-Index giảm sâu 2,99 điểm xuống còn 738,81 điểm.

Trên sàn HoSE, thế cân bằng nhanh chóng được kéo lại khi có tới 126 mã tăng giá (16 mã tăng trần) và 125 mã giảm (6 mã giảm sàn), 59 mã đứng giá tham chiếu. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 184,5 triệu đơn vị và giá trị vượt hơn 4.428 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu trong rổ VN30 sắc đỏ lấn át với 18 mã giảm điểm, 9 mã tăng và 3 mã đứng giá. Trong đó, các cổ phiếu trụ cột thị trường là ROS, GAS và PLX đồng loạt giảm sâu đã kéo mạnh VN-Index xuống dưới ngưỡng 740 điểm mà nhiều phiên giao dịch thăng hoa trong tháng 5 vừa qua đã đạt được.

Cú sốc lớn với các nhà đầu tư ROS là phiên thứ 4 mã này giảm sàn, rơi từ mức tham chiếu 132.000 đồng/CP xuống mức sàn 122.800 đồng/CP, mất tới 9,2 điểm. Tuy giá cổ phiếu ROS rớt mạnh nhưng khối lượng giao dịch lại tăng cao đột biến 20% so với phiên trước, đạt hơn 6,45 triệu đơn vị, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 810 tỷ đồng, bằng 18% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường hôm qua. Như vậy, sau 7 phiên tăng đều gần 4,8%, ROS quay đầu giảm tới 6,44%.

Không chỉ ROS, cổ phiếu “hoa hậu bò sữa” VNM cũng bất ngờ giảm mạnh tới 1,7 điểm, giao dịch quanh mức 150.200 đồng/CP. Phiên giao dịch ATC ghi nhận 1,1 triệu cổ phiếu VNM giao dịch thoả thuận với giá trị lên đến 166,1 tỷ đồng. Sự bốc hơi mạnh mẽ của VNM cũng là yếu tố kéo chỉ số chính thị trường đi xuống.

Cổ phiếu PLX của ông lớn xăng dầu Petrolimex vẫn giao dịch lình xình quanh mốc 60.000 đồng/CP. Nhưng phiên 2/6, PLX giảm tới 1.5 điểm, đóng cửa ở 59.7000 đồng/CP, khối lượng giao dịch đạt 1,24 triệu đơn vị.

Nhóm các cổ phiếu lớn ngân hàng STB, VCB, CTG, BID, MBB, EIB đều giao dịch ở mức giá đỏ, duy trì khối lượng giao dịch bình quân. SHB tiếp tục gây chú ý khi dẫn đầu thanh khoản sàn HNX với khớp lệnh 20,48 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 7.300 đồng/CP.

Trong phiên cuối tuần, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng chìm trong sắc đỏ như PVX, PVD, PXA… Cổ phiếu DCM hồi phục nhanh sau thời gian giảm mạnh, đóng cửa ở mức 13.400 đồng/CP.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán lại giao dịch khởi sắc, đồng loạt tăng điểm như: HCM, SSI, VND, SHS... Hai mã HCM và SSI đều được khối ngoại mua ròng trên 20 tỷ đồng. Đáng chú ý, cổ phiếu HCM bất ngờ tăng sát mức trần lên 44.500 đồng/CP, khớp lệnh tăng gấp 3 lần so với bình quân 2 phiên liền trước, đạt hơn 1,6 triệu đơn vị.

Gây bất ngờ là cổ phiếu AMD liên tục tăng trần 5 phiên, khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị mỗi phiên và có giao dịch thoả thuận lên tới 265,5 tỷ đồng. Biến động giá AMD được cho là hiệu ứng từ thông tin đưa ra hôm 31/5 về chủ trương CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS) sẽ mua lại tối đa tới 24,9% vốn điều lệ của AMD để trở thành cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp sở hữu mỏ đá lớn nhất Thanh Hoá.

Cùng với AMD, nhóm cổ phiếu khoáng sản đều đồng loạt tăng điểm, thanh khoản cao bất ngờ sau thông tin tích cực từ chính sách điều hành của Chính phủ. Nhiều mã đã tăng trần và gần trần phiên 2/6 gồm: KSA, KSH, ACM, FCM, DHM…

Dòng tiền đổ vào nhóm cổ phiếu bất động sản có dấu hiệu yếu đi, song vẫn duy trì thanh khoản ở mức cao như FLC, HQC, SCR, ROS, NVL, PDR…

Trên sàn HOSE, giá trị mua ròng đạt 76,4 tỷ đồng, trong đó 4 mã được mua ròng lớn nhất là SSI (27,8 tỷ đồng), HPG (22,3 tỷ đồng), HCM (22 tỷ đồng), CTD (16,3 tỷ đồng). Các mã bị bán ròng nhất là GAS giá trị bán ròng 18,9 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index bứt phá mạnh mẽ tiến sát mức 94,36 điểm, tăng nhẹ 0,4%. Các mã ACB, PVS, VCG, CEO giảm điểm mạnh khiến chỉ số HNX-Index giảm mạnh vào cuối phiên sáng, song nhanh chóng phục hồi vào phiên chiều nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của các mã SHB, CVT, SHS, VND…

Tổng khối lượng giao dịch trên HNX đạt 64,3 triệu đơn vị, giá trị giao dịch vượt hơn 606,57 tỷ đồng. Phiên cuối tuần, hai mã SHB và VCG đều bị bán ròng lớn nhất lần lượt 5 tỷ đồng và 5,2 tỷ đồng VND.

>> Hối tiếc nếu không “theo chân” Pyn Elite Fund mua cổ phiếu HBC, MWG, VND hay KDH

Có thể bạn quan tâm

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Chứng khoán Everest bị xử phạt hơn 177 triệu đồng do vi phạm trong lưu trữ hồ sơ và báo cáo tài chính, trong khi kết quả kinh doanh năm 2024 sụt giảm mạnh. Cổ phiếu EVS lao dốc, công ty lên kế hoạch tái cấu trúc nhưng tương lai vẫn bất định...

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

VN-Index mở đầu tuần tích cực, tăng 8,44 điểm lên 1.330,32 điểm nhờ nhóm vốn hóa lớn và ngân hàng, dù thị trường phân hóa với nhiều mã bất động sản giảm. Xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì đà tăng, với kỳ vọng kiểm định các mốc kháng cự 1.340 - 1.350 điểm, trong khi phái sinh kỳ vọng vượt 1.395 điểm...

VN-Index đối mặt ngưỡng kháng cự quan trọng

VN-Index đối mặt ngưỡng kháng cự quan trọng

VN-Index đối mặt áp lực bán mạnh sau chuỗi tăng dài, kiểm định vùng kháng cự quan trọng. Thị trường phân hóa, một số nhóm cổ phiếu hấp dẫn trở lại, nhà đầu tư cần chọn lọc kỹ lưỡng...

“Binh pháp” thoát vây, vượt bão của các ông lớn ngành thép năm 2025

“Binh pháp” thoát vây, vượt bão của các ông lớn ngành thép năm 2025

Các doanh nghiệp thép lớn Việt Nam bước vào năm 2025 với tâm thế phòng thủ, đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng trước áp lực cạnh tranh và thị trường bấp bênh. Dù kỳ vọng phục hồi, nhưng rào cản thương mại, giá nguyên liệu biến động và nhu cầu suy yếu vẫn là thách thức lớn cho toàn ngành...