Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu thanh tra lại quá trình cổ phần hoá VFS

Đề nghị thanh tra toàn bộ quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam VFS nhằm giải toả những bức xúc trong thời gian vừa qua của dư luận và nghệ sĩ và minh bạch thông tin.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu thanh tra lại quá trình cổ phần hoá VFS

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi làm việc với Bộ VHTTDL, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Khoa học, Hội Điện ảnh Việt Nam, Tổng Công ty Vận tải thuỷ, đại diện hãng phim truyện Việt Nam về vấn đề cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam (VFS).

Theo Hội Điện ảnh Việt Nam, những điểm khiến nghệ sĩ bức xúc trong thời gian vừa qua là từ khi cổ phần hoá hãng phim, các nghệ sĩ không được làm phim, bị buộc đi ở cổng sau của Hãng thay vì cổng chính.

Còn nhiều phòng ban bị sáp nhập lại để lấy mặt bằng . Nhiều nghệ sĩ không được trả lương hoặc chỉ nhận mức lương bèo bọt. Tính minh bạch trong cổ phần hoá, thương hiệu của Hãng bị định giá 0 đồng, cổ phần của Nhà nước ít vô hình chung tiếng nói của nghệ sĩ sẽ bị thấp, gần như không có tiếng nói. Tổ giúp việc sau khi cổ phần để tư vấn về công việc phim ảnh lại không có nghệ sĩ tham gia.

Các anh em nghệ sĩ đều ủng hộ cổ phần hóa, thậm chí mong cổ phần hóa nhưng cổ phần như thế nào lại là vấn đề gây bức xúc.

Nghệ sĩ mong muốn Hãng phim vẫn là nơi làm phim, góp phần tôn vinh điện ảnh, nghệ thuật. Họ mong qua lần cổ phần hóa này, giá trị truyền thống dân tộc được nhân lên chứ không mất đi.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho rằng quá trình cổ phần hóa đều thực hiện theo đúng quy trình. Duy chỉ có việc định giá thương hiệu của hãng phim thì chưa có tiền lệ, nên chưa định giá được.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận rằng, để giải toả những bức xúc trong thời gian vừa qua của dư luận và nghệ sĩ thì phải minh bạch. Phó Thủ tướng yêu cầu cho thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hoá.

>> Khi cổ phần hoá hãng phim không vì phát triển nền điện ảnh

Có thể bạn quan tâm

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...