Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ NHNN làm Chủ tịch Nhà máy in tiền quốc gia

Nhà máy in tiền quốc gia vừa tổ chức công bố các quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) liên quan đến tổ chức, hoạt động và bổ nhiệm, điều động cán bộ lãnh đạo của nhà máy.
Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ NHNN làm Chủ tịch Nhà máy in tiền quốc gia

Theo đó, Thống đốc NHNN có Quyết định số 1869/QĐ-NHNN ngày 12/9/2019 về việc điều động và bổ nhiệm ông Lê Thái Nam – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ NHNN giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà máy in tiền quốc gia kể từ ngày 15/9/2019. Thời hạn giữ chức vụ của ông Lê Thái Nam là 5 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Ngoài ra, Thống đốc NHNN cũng ban hành Quyết định số 1868/QĐ-NHNN ngày 12/9/2019 về việc giao ông Nguyễn Văn Long – Phó Tổng Giám đốc Nhà máy in tiền quốc gia phụ trách, điều hành Nhà máy in tiền quốc gia kể từ ngày 15/9/2019 cho đến khi có quyết định mới.

Nhà máy in tiền quốc gia là doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Ngành nghề kinh doanh chính của nhà máy là in, đúc tiền, sản xuất vàng miếng, vật phẩm, lưu niệm bằng vàng và các loại giấy tờ có giá theo kế hoạch được giao của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu nửa đầu năm nay của Nhà máy in tiền quốc gia ở mức 906 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp của Nhà máy chỉ còn vỏn vẹn 20,2 tỷ đồng, bằng chưa đầy 1/4 nửa đầu năm ngoái.

Doanh thu tài chính cũng sụt giảm trong nửa đầu năm khi đạt 10,3 tỷ đồng, giảm 40%.

Mặc dù chi phí tài chính giảm gần một nửa xuống còn 4,8 tỷ đồng nhưng do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 12% lên 32,6 tỷ đồng nên kết thúc nửa đầu năm 2019, Nhà máy in tiền quốc gia chịu lỗ trước thuế 6,3 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi thuế, mức lỗ sau thuế là 11,2 tỷ đồng.

Tính đến hết ngày 30/6/2019, tổng tài sản của Nhà máy in tiền quốc gia là 2.266 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,7% so với hồi đầu năm. Phần lớn tài sản tập trung ở hàng tồn kho với 950 tỷ đồng, tài sản cố định với 548 tỷ đồng và tiền cùng các khoản tương đương tiền với 331 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của nhà máy đến hết ngày 30/6/2019 ở mức 1.907 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,6% so với đầu năm. Nợ phải trả ở mức 339 tỷ đồng, tăng 17%.

Có thể bạn quan tâm

Ông Yasunori Ogawa (bên trái), tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tập đoàn Seiko Epson và ông Junkichi Yoshida (bên phải), tân Chủ tịch, Giám đốc đại diện kiêm Tổng Giám đốc, Tập đoàn Seiko Epson

Epson bổ nhiệm ban lãnh đạo mới

Tập đoàn Seiko Epson đã chính thức bổ nhiệm tân Chủ tịch kiêm Giám đốc đại diện và Tổng Giám đốc, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và tăng trưởng trong tương lai...

Ông Hoàng Văn Huây tặng hoa chúc mừng tân Chủ tịch và tân Phó Chủ tịch VBA

Hiệp hội Blockchain Việt Nam có tân chủ tịch

Trong bối cảnh công nghệ blockchain ngày càng khẳng định vị thế và tầm quan trọng tại Việt Nam, những thay đổi trong công tác nhân sự của Hiệp hội Blockchain Việt Nam đang thu hút sự chú ý của cộng đồng...

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…