PNJ: Vươn tay đến mảng cầm đồ, “treo” gần 400 tỷ đồng vì DongA Bank

PNJ được vay tín chấp 3 - 5%/năm, sau đó cho công ty cầm đồ Người bạn vàng vay với lãi suất 8,5%/năm...

cong-ty-pnj

Cách đây 36 năm với vốn điều lệ chỉ 7,4 cây vàng cùng 20 nhân sự đầu tiên, cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Phú Nhuận ra đời trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận Phú Nhuận trong thời điểm ngành kim hoàn chưa phát triển và thị trường còn nhiều hạn chế.

Lúc này mô hình hoạt động kinh doanh chính của PNJ vẫn là mua đi bán lại vàng miếng (nhà buôn vàng đơn thuần), chưa có sự đóng góp nhiều của hoạt động chế tác nên biên lợi nhuận rất thấp.

Năm 1992, xét thấy thị trường bán buôn có nhiều cạnh tranh và không tạo thêm nhiều giá trị cho sản phẩm, PNJ đã thay đổi chiến lược trở thành nhà sản xuất, chế tác trang sức. Tại thời điểm này, doanh nghiệp của “nữ tướng” Cao Thị Ngọc Dung còn mở rộng hoạt động bằng việc sáng lập ngân hàng DongA Bank với tỷ lệ vốn góp 40%.

Năm 1994, PNJ thành lập chi nhánh Hà Nội, mở đầu cho chiến lược mở rộng hệ thống trên toàn quốc. Sau đó, lần lượt các chi nhánh như Đà Nẵng năm 1998, Cần Thơ năm 1999, hệ thống PNJ luôn được mở rộng không ngừng.

Ngày 2/1/2004, PNJ chính thức cổ phần hóa, chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Tháng 3/2009, cổ phiếu PNJ chính thức niêm yết tại HOSE, tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng. Hiện nay, PNJ là cổ phiếu duy nhất ngành vàng niêm yết trên thị trường chứng khoán với thị giá cùng thanh khoản thường xuyên ở mức cao.

LÃI NGHÌN TỶ NHƯNG VẪN BỊ TRUY THU THUẾ

Vừa qua, PNJ đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 42,8% so với cùng kỳ năm trước lên gần 9.519 tỷ đồng.

Tuy nhiên, giá vốn bán hàng của công ty cũng tăng 47,4% so với cùng kỳ lên 8.038 tỷ đồng đã phần nào làm thu hẹp sự tăng trưởng lợi nhuận gộp của PNJ. Cụ thể, công ty thu về khoản lãi gộp tăng 22% so với năm trước lên 1.481 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của PNJ giảm mạnh 4,5 lần so với quý 2/2023 xuống còn hơn 8 tỷ đồng. Chủ yếu do lãi tiền gửi giảm từ gần 27 tỷ đồng năm trước xuống còn 3,8 tỷ đồng.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính, tại thời điểm ngày 30/6, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là tiền gửi tại các ngân hàng của PNJ giảm mạnh từ 810 tỷ đồng xuống 170 triệu đồng

Nhờ sự tiết giảm về chi phí tài chính từ 39 tỷ đồng xuống còn 14 tỷ đồng, công ty vẫn báo lãi thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần 537 tỷ đồng, tăng 23,4% so với cùng kỳ. Kết thúc quý 2/2024, PNJ báo lãi sau thuế gần 429 tỷ đồng, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước.

Ảnh chụp Màn hình 2024-08-27 lúc 23.07.15.png

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, PNJ thu về khoản doanh thu thuần 22.308 tỷ đồng, tăng 34%. Công ty báo lãi ròng sau thuế 1.167 tỷ đồng, tăng 53% so với 6 tháng đầu năm 2023.

Tại thời điểm cuối tháng 6/2023, PNJ ghi nhận tổng tài sản 12.964 tỷ đồng, giảm 10% so với hồi đầu năm. Phần lớn do sự sụt giảm của khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

Về mục đầu tư tài chính dài hạn, điểm đáng lưu ý là khoản tiền 395 tỷ đồng đang "mắc kẹt" trong thời gian dài. Cụ thể, PNJ đầu tư góp vốn 395 tỷ đồng vào ngân hàng DongA Bank, nắm giữ gần 38,5 triệu cổ phiếu EAB, tương ứng tỷ lệ sở hữu 7,69%. Công ty cũng trích lập hơn 395 tỷ đồng dự phòng đầu tư cho khoản trên.

Tại ngày 30/6/2023, DongA Bank vẫn trong diện kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và cổ phiếu EAB không được phép chuyển nhượng.

Công ty cũng còn 1.900 tỷ đồng hàng tồn kho đang được sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh kết quả kinh doanh ấn tượng, một chỉ số quan trọng khác mà nhà đầu tư đặc biệt quan tâm là số tiền doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước. Theo số liệu công bố, trong 6 tháng đầu năm 2024, PNJ đã nộp 386 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mặc dù lãi hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, song PNJ cũng từng bị Tổng cục Thuế xử lý vi phạm hành chính qua thanh tra thuế, với nhiều khoản phạt và nghĩa vụ bổ sung vào tháng 9/2023.

Cụ thể, doanh nghiệp bị phạt về hành vi khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp là hơn 442 triệu đồng ở năm 2021 và gần 1,64 tỷ đồng vào năm 2022.

Về biện pháp khắc phục, PNJ bị truy thu xấp xỉ 10,4 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải nộp gần 713 triệu đồng tiền chậm nộp thuế.

Như vậy, tổng số tiền bị truy thu, phạt hành chính và tiền nộp chậm của PNJ lên hơn 13 tỷ đồng.

VAY TÍN CHẤP 3,8%/NĂM RỒI CHO NGƯỜI BẠN VÀNG VAY LÃI SUẤT 8,5%/NĂM

Không dừng lại ở lĩnh vực kinh doanh trang sức, PNJ còn vươn tay đến mảng cầm đồ, thông qua việc góp vốn vào Công ty Cổ phần Người Bạn Vàng với tỷ lệ góp không quá 30% vốn điều lệ.

Theo tìm hiểu, Người Bạn Vàng được thành lập vào tháng 8/2017, có vốn điều lệ ban đầu 1 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn nhất nắm cổ phần chi phối là ông Lê Trung Hiếu, Chủ tịch Hội đồng quản trị, với tỷ lệ sở hữu 40% vốn điều lệ. Phần còn lại được chia đều cho 2 cá nhân là ông Nguyễn Hữu Huân và bà Lê Thị Hạnh An, mỗi người nắm giữ 30% vốn điều lệ.

Ông Lê Trung Hiếu từng đứng tên cho Công ty TNHH Tin học Máy tính Việt và Công ty Cổ phần Trang sức NBV, tuy nhiên cả 2 pháp nhân này đều đã ngừng hoạt động.

Tháng 4/2018, Người Bạn Vàng tăng vốn lên 10 tỷ đồng. Trước đó 2 tháng, ông Lê Trung Hiếu đã giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 35% vốn điều lệ; tỷ lệ sở hữu của 2 cổ đông cá nhân còn lại không thay đổi. Cũng trong năm 2018, Người Bạn Vàng đã trở thành đối tác chiến lược của PNJ.

Cập nhật tại ngày 14/6/2023, Người Bạn Vàng đã tăng vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng lên 20 tỷ đồng. Được biết, trong năm 2023, PNJ đã đầu tư gần 4 tỷ đồng để nắm sở hữu 19,9% cổ phần của doanh nghiệp cầm đồ này. Tính đến thời điểm 30/6/2024, tập đoàn đang nắm giữ 398.000 cổ phần phổ thông tại Người Bạn Vàng.

Sau nhiều năm hoạt động, Người Bạn Vàng đã cho ra 2 lĩnh vực mũi nhọn là cầm cố (kim cương, trang sức đá quý, vàng bạc các loại, điện thoại, laptop, túi xách, đồng hồ,...) và thu mua các sản phẩm có giá trị (kim cương, vàng, trang sức, đồng hồ cơ, túi xách hàng hiệu,...). Hiện tại, chuỗi Cầm đồ và Thu mua Người Bạn Vàng đã mở rộng mô hình cầm đồ hiện đại tới 38 tỉnh thành với 133 cửa hàng hoạt động.

Về tình hình kinh doanh, Người Bạn Vàng liên tiếp báo lỗ trong những năm đầu tiên phát triển quy mô, lần lượt lỗ gần 50 triệu đồng năm 2017, hơn 1 tỷ đồng năm 2018, 2 tỷ đồng 2019, 5 tỷ đồng năm 2020.

Ảnh chụp Màn hình 2024-08-27 lúc 20.58.40.png
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 của PNJ

Không chỉ đầu tư góp vốn vào chuỗi cửa hàng cầm đồ, PNJ còn cho Người Bạn Vàng vay 40 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính quý 2/2024 của PNJ), giảm đáng kể so với khoản vay 140 tỷ đồng hồi cuối năm 2022 và 90 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2023. Số dư cuối kỳ thể hiện các khoản cho vay với lãi suất 8,5%/năm, có thời hạn cho vay dưới 12 tháng.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, tính đến ngày 30/6/2024, PNJ còn gần 260 tỷ đồng, nợ vay ngắn hạn, giảm rất nhiều so với con số 2.384 tỷ đồng lúc cuối năm 2023.

Trong đó, PNJ vay tín chấp tại các ngân hàng bao gồm: ngân hàng VIB với lãi suất 5%/năm; ngân hàng ACB và HSBC cùng mức lãi suất 3,8%/năm.

Ảnh chụp Màn hình 2024-08-27 lúc 22.55.43.png

Các khoản vay còn lại được thế chấp bằng hàng tồn kho với lãi suất 3%/năm tại ngân hàng Vietcombank và VietinBank; vay ngân hàng BIDV với lãi suất 4%/năm.

Như vậy có thể thấy, các khoản vay của PNJ tại các ngân hàng có lãi suất cao nhất là 5%/năm, thấp hơn khá nhiều so với con số 8,5%/năm mà PNJ cho công ty Người Bạn Vàng vay. Đồng thời, số tiền PNJ cho vay lớn hơn rất nhiều so với vốn điều lệ của Người Bạn Vàng khi mà vốn điều lệ của doanh nghiệp này đến cuối năm 2023 mới có 20 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...