PXS mong HOSE cân nhắc quyết định hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu

CTCP Kết cấu kim loại và Lắp máy Dầu khí (HOSE: PXS) vừa giải trình về lý do dẫn đến quyết định hủy niêm yết bắt buộc của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE).
PXS mong HOSE cân nhắc quyết định hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu

PXS lý giải các báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm 2019, 2020 và 2021 có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán, chủ yếu liên quan đến chuẩn mực kế toán số 29, đoạn 23 quy định: “Doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố những sai sót trọng yếu liên quan đến các kỳ trước vào BCTC phát hành ngay sau thời điểm phát hiện ra sai sót, bằng cách điều chỉnh số liệu so sánh nếu sai sót thuộc kỳ lấy số liệu so sánh hoặc điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của kỳ lấy số liệu so sánh, nếu sai sót thuộc kỳ trước lấy số liệu so sánh”.

PXS nói thêm, Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và đặc thù các công trình xây lắp có thời gian thi công kéo dài nên việc xác định doanh thu được thực hiện theo tiến độ hoặc khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, khi công trình được phê duyệt quyết toán, giá trị công trình có thể bị điều chỉnh tăng hoặc giảm so với giá trị hợp đồng.

Việc quyết toán giá trị của công trình xây lắp rất đặc thù về quy trình kiểm tra, luân chuyển chứng từ của chủ đầu tư qua nhiều bên liên quan nên việc ký biên bản nghiệm thu mất nhiều thời gian và có thể bị kéo dài sang nhiều năm.

Khi có bảng quyết toán công trình, công ty đã ghi nhận việc điều chỉnh doanh thu vào năm quyết toán công trình theo quy định khoản 3 Điều 20 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 về việc xử lý những hóa đơn đã lập có điều chỉnh thì “Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người mua và người bán kê khai điều chỉnh doanh số mua bán, thuế đầu ra, đầu vào”, dẫn đến việc ghi nhận doanh thu tại ngày quyết toán chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán.

Công ty nhận thấy việc ghi nhận điều chỉnh giảm doanh thu vào năm quyết toán không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước, phản ánh đúng thực tế và bản chất về tình hình hoạt động kinh doanh liên tục của Công ty trong các năm.

Ngoài ra, quy định tại khoản 12, Điều 30 của Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 có nêu: “Các quy định hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu của công ty đại chúng trong trường hợp… tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với BCTC năm trong 3 năm liên tiếp tại điểm h khoản 1 Điều 120 Nghị định này…” áp dụng sau 1 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Nghị định 155 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 nên nội dung khoản 12 Điều 130 trên sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2022, tức là sau thời điểm kết thúc các năm tài chính 2019, 2020, 2021.

Do đó, PXS cho rằng việc dự kiến hủy niêm yết cổ phiếu PXS của HOSE đối với BCTC kết thúc trước thời điểm 31/12/2021, tức trước thời điểm áp dụng quy định điều luật này là không phù hợp.

Chính vì vậy, PXS mong HOSE và UBCKNN xem xét, cân nhắc việc không hủy niêm yết cổ phiếu PXS khỏi sàn HOSE. Việc hủy niêm yết sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến PXS và cổ phiếu của Công ty, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các cổ đông.

Trước đó, HOSE quyết định 60 triệu cp PXS, tương ứng tổng giá trị 600 tỷ đồng mệnh giá, sẽ hủy niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 24/06 tới. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu PXS trên sàn HOSE là 23/06/2022. Lý do là BCTC 3 năm liên tiếp (2019, 2020, 2021) nhận ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. 

Điểm lại kết quả kinh doanh quý 1/2022, doanh thu thuần của PXS giảm 31% so với cùng kỳ năm trước, còn gần 182 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn ngốn gần hết doanh thu khiến lãi gộp chỉ còn gần 418 triệu đồng. Kết quả, Công ty lỗ ròng gần 8 tỷ đồng sau khi phải trả lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp. Lỗ lũy kế tính đến cuối quý 1/2022 tăng từ 363 tỷ đồng lên 371 tỷ đồng.

Theo giải trình của PXS, nguyên nhân gây ra lỗ trong quý 1 là do gói thầu A2 của Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn, các gói thầu Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đang ở giai đoạn cuối nên sản lượng giảm, dẫn đến doanh thu giảm tương ứng.

Trước án hủy niêm yết, giá cổ phiếu PXS có xu hướng đi ngang quanh mốc 5,000 đồng/cp.

Xem thêm

Những chính sách mới có hiệu từ tháng 6/2022

Những chính sách mới có hiệu từ tháng 6/2022

Cấp hộ chiếu phổ thông qua Cổng dịch vụ công, dừng sử dụng hóa đơn giấy sau ngày 30/6, viên chức ngành y tế không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, mức giảm giá cước dịch vụ bưu chính không vượt quá 50% giá cước gần nhất … là những chính sách mới có hiệu từ tháng 6/2022.

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...