Quan chức thể thao "tranh suất" Olympic của HLV, bác sĩ

Trong tổng số 23 VĐV Việt Nam dự Olympic 2016, có rất nhiều người phải “đơn thương độc mã” tranh tài tại Brazil. Trong khi đó, đoàn TTVN lại có rất nhiều lãnh đạo sang dự Thế vận hội với nhiệm vụ “quả
Quan chức thể thao "tranh suất" Olympic của HLV, bác sĩ

Trong tổng số 23 VĐV Việt Nam dự Olympic 2016, có rất nhiều người phải “đơn thương độc mã” tranh tài tại Brazil. Trong khi đó, đoàn TTVN lại có rất nhiều lãnh đạo sang dự Thế vận hội với nhiệm vụ “quản lý VĐV”.

Quan chức thể thao "tranh suất" Omlypic của HLV, bác sĩ  

Theo quyết định thành lập đoàn TTVN tham dự Olympic 2016 hồi tháng 6, đoàn gồm 50 thành viên, do Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn làm Trưởng đoàn.Có 23 VĐV Việt Nam được quyền tham dự tại Olympic gồm: Nguyễn Thị Ánh Viên, Hoàng Quý Phước (bơi), Trần Quốc Cường, Hoàng Xuân Vinh (bắn súng), Nguyễn Tiến Minh, Vũ Thị Trang (cầu lông), Hoàng Tấn Tài, Thạch Kim Tuấn, Trần Lê Quốc Toàn, Vương Thị Huyền (cử tạ), Phạm Phước Hưng, Phan Thị Hà Thanh (thể dục dụng cụ), Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thành Ngưng (điền kinh), Văn Ngọc Tú (judo), Vũ Thành An, Nguyễn Thị Như Hoa, Nguyễn Thị Lệ Dung, Đỗ Thị Anh (kiếm), Hồ Thị Lý, Tạ Thanh Huyền (rowing), Nguyễn Thị Lụa, Vũ Thị Hằng (vật). Số còn lại là các HLV, chuyên gia và các quan chức thể thao.Điều đáng nói, nhiều VĐV không có HLV hay bác sĩ đi cùng vì… hết suất. Các suất này đã được dành cho một số nhà quản lý.Võ sĩ judo Văn Ngọc Tú cũng không có HLV hay bác sĩ riêng. Được biết, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng đã nhận nhiệm vụ đóng vai HLV bất dắc dĩ của Ngọc Tú. Đây không phải lần đầu tiên ông Hùng “Nhổn” có “phần” trong đoàn Thể thao Việt Nam dự các giải đấu trong và ngoài khu vực.Trước đó, từ SEA Games 2013 ở Myanmar, 2015 ở Singapore đến ASIAD quảng Châu 2010, Incheon 2014 rồi tới cả Olympic London 2012 và nay là Olympic Rio ông đều có mặt....Chẳng hạn như hai tay vợt Nguyễn Tiến Minh và Vũ Thị Trang (cầu lông) không có HLV đi cùng. Người được giao nhiệm vụ hỗ trợ họ là Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao II (Tổng cục TDTT) Nguyễn Trọng Hổ, nguyên là HLV…điền kinh.Tương tự là trường hợp của bộ đôi Nguyễn Thị Lụa và Vũ Thị Hằng (vật) đã không có chuyên gia người Gruzia – Fridon, đi cùng. Thay vào đó là Trưởng bộ môn vật (Tổng cục TDTT) Nguyễn Thế Long, người thường lo công việc quản lý hành chính.Kiếm thủ Đỗ Thị Anh của đội tuyển đấu kiếm quốc tế cũng không có chuyên gia người Hàn Quốc Ko Jin đi theo hỗ trợ công tác chuyên môn.Nếu như SEA Games VĐV Việt Nam đi đông tới vài trăm người đã đành, nhưng Olympic chỉ có 23 VĐV, mà toàn là quân chủ lực, tinh nhuệ. Họ vốn rất chuyên nghiệp, từng tham dự rất nhiều giải đấu lớn, nhưng vẫn cần quan chức đi cùng để quản lý (?!).Trong khi một số VĐV không có thầy, thì bơi lội đã có HLV trưởng Đặng Anh Tuấn đi cùng nhưng trưởng bộ môn Đinh Việt Hùng cũng có tên trong thành phần đoàn.Ở một giải đấu khốc liệt như Olympic, VĐV cần HLV để chỉ bảo về chuyên môn, cần các bác sĩ, cần cả bác sĩ tâm lý, chứ không cần người đi làm thủ tục hành chính lo chuyện giấy tờ, thủ tục, hay chỉ nói chung chung là “quản lý”.Các VĐV khi bước vào thi đấu rất cần những người hiểu mình, làm công tác tốt về tư tưởng cũng như hỗ trợ về chuyên môn, tìm hiểu thông tin về các đối thủ. Khi có thầy ruột, các VĐV chắc chắn sẽ yên tâm hơn, thay vì thi đấu trong áp lực thành tích với người đứng đầu bộ môn, Liên đoàn hay ông Giám đốc trung tâm…Với thành phần cán bộ đông hơn VĐV, nhiều người cũng nói rằng đoàn TTVN đi dự Olympic nhưng cũng tranh thủ đi… du lịch. Đây là câu chuyện có lẽ không chỉ của riêng ngành thể thao.Lãnh đạo ngành thể thao nói gì?Được biết, đáng lẽ một số VĐV đã có HLV đi cùng, nhưng do quyết định đã được Bộ VH, TT&DL phê duyệt nên không thể thay đổi. Ngoài ra, trường hợp của hai tay vợt Tiến Minh và Vũ Thị Trang bình thường cũng không có HLV trình độ cao, nên họ khi thi đấu quốc tế thường phải đi một mình.Trước giờ lên đường tham dự Olympic 2016, Trưởng đoàn Trần Đức Phấn thừa nhận đoàn Việt Nam không thể mang theo những ê kíp bác sĩ, săn sóc viên hùng hậu như các nước khác vì vấn đề kinh phí. Ngoài ra, ông Phấn cũng thừa nhận các VĐV Việt Nam không có bác sĩ tâm lý đi cùng là một thiệt thòi.“Một trong những hạn chế của thể thao Việt Nam hiện nay là công tác chuẩn bị tâm lý cho VĐV. Chúng ta hoàn toàn chưa có các HLV chuyên làm công tác tâm lý cũng như các nhà tâm lý để giúp các VĐV trong quá trình tập luyện và đặc biệt là trong lúc thi đấu. Tuy nhiên với sự nỗ lực cố gắng của tất cả các Ban huấn luyện và chúng tôi cũng đã chỉ đạo hết sức rốt ráo về công tác chuẩn bị cho VĐV, bất kỳ điều gì BHL hay VĐV đề xuất thì chúng tôi đều giải quyết có hiệu quả”, ông Phấn chia sẻ.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tâm thế đón cơ hội từ hai “cuộc cách mạng”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tâm thế đón cơ hội từ hai “cuộc cách mạng”

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân cuối cùng trong năm 2024, TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA nhiều lần nhấn mạnh những tác động tích cực của hai “cuộc cách mạng” hứa hẹn tạo bước đột phá đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng doanh nghiệp…

VACOD-HBA xây đắp nhịp cầu kết nối doanh nghiệp Việt - Nga

VACOD-HBA xây đắp nhịp cầu kết nối doanh nghiệp Việt - Nga

Chuyến công tác và những thỏa thuận hợp tác với VACOD-HBA được đối tác Nga, đặc biệt là chính quyền thành phố Saint Petersburg hết sức coi trọng. Những hoạt động của đoàn tại Nga đã gây được ấn tượng sâu đậm với các đối tác Nga...