Quốc hội khóa XIV bước vào chất vấn

Các phiên chất vấn tại hội trường, diễn ra trong 2,5 ngày (từ 4/6 đến sáng 6/6), phiên chất vấn và trả lời chất vấn được phát thanh và truyền hình trực tiếp để nhân dân và cử tri cả nước theo dõi.
Quốc hội khóa XIV bước vào chất vấn

Tại phiên chất vấn, Quốc hội đã lựa chọn 4 Bộ trưởng: Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia giải trình chính về các nội dung được cử tri và nhân dân quan tâm, liên quan tới các lĩnh vực ngành quản lý.

Ngoài trách nhiệm trả lời chất vấn chính của 4 Bộ trưởng trên, trong phiên chất vấn, lãnh đạo Chính phủ sẽ giải trình thêm các vấn đề do đại biểu Quốc hội chất vấn liên quan đến điều hành chung của Chính phủ. Cùng với đó các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực liên quan; Bộ trưởng các bộ khác, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Tổng Thanh tra Chính phủ; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng... sẽ tham gia trả lời chất vấn, giải trình để làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan.

Trong tuần làm việc thứ ba, Quốc hội sẽ nghe Tờ trình và thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020 và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019; thảo luận tại hội trường về việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

Quốc hội cũng sẽ nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) và dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.