Quốc hội thành lập đoàn giám sát về nhà ở xã hội

Chiều 22/6, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua hai nghị quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề về chương trình phục hồi và bất động sản, nhà ở xã hội…
nhà ở xã hội
Các đại biểu bấm nút biểu quyết

Hai Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.

Tại nghị quyết thứ nhất, Quốc hội quyết định thành lập đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Theo đó, trưởng đoàn giám sát chuyên đề này là ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó trưởng đoàn Thường trực là ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Phạm vi chuyên đề này là giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2015 đến hết ngày 31/12/2023 trên phạm vi cả nước.

Nghị quyết nêu rõ, đối với thị trường bất động sản, làm rõ các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản; tình hình xử lý các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế xuất phát từ thể chế, quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng, nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp…

Đối với phát triển nhà ở xã hội, sẽ làm rõ chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội; quỹ đất, nguồn vốn để xây dựng nhà ở xã hội; việc thực hiện dự án nhà ở xã hội; loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội; việc xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội; nguyên tắc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội; quản lý, vận hành nhà ở xã hội.

Với quyết định còn lại, Quốc hội quyết định thành lập đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Trưởng đoàn là ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội; Phó Trưởng Đoàn Thường trực là ông Lê Quang Mạnh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội. Phạm vi giám sát của chuyên đề này là từ khi ban hành Nghị quyết đến hết ngày 31/12/2023 trên phạm vi cả nước.

Cụ thể, nội dung giám sát còn có việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng quốc gia  như dự án Sân bay Long Thành; dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2025; dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.

Xem thêm

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Rõ ràng phương pháp định giá đất

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Rõ ràng phương pháp định giá đất

Sáng ngày 9/6, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Trong đó, các vấn đề về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là nội dung nhận được nhiều ý kiến của Nhân dân...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...