Quốc hội thông qua mục tiêu năm 2024 tăng trưởng GDP 6 - 6,5%, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất

Quốc hội đồng ý thông qua Nghị quyết về kế hoạch kinh tế - xã hội 2024, trong đó quyết định mục tiêu tăng trưởng năm 2024 là 6 - 6,5%, bằng mục tiêu đặt ra năm 2023 song không đạt...

Quốc hội thông qua mục tiêu năm 2024 tăng trưởng GDP 6 - 6,5%, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất

Chiều 9/11, tại kỳ họp 6 Quốc hội XV, với đa số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2024.

Nghị quyết đặt mục tiêu trong năm 2024, tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Cùng đó, đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Quốc hội cũng đặt mục tiêu tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường thu hút đầu tư toàn xã hội, hợp tác công - tư; có cơ chế, chính sách đặc thù tạo đột phá trong thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, nhất là trong các ngành, lĩnh vực mới nổi, bảo đảm kết nối với khu vực kinh tế trong nước, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Quốc hội cũng yêu cầu quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, chăm lo các đối tượng chính sách.

Cùng đó, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tư pháp, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí...

Về chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2024, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 USD.

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.

Đây là 5 chỉ tiêu không đạt các mục tiêu Quốc hội đề ra trong năm 2023. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ ước đạt trên 5%.

Nghị quyết của Quốc hội cũng đưa ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu nói trên, trong đó có một số yêu cầu cụ thể.

Chẳng hạn, Quốc hội yêu cầu trong năm 2024, tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất và đơn giản hóa thủ tục hành chính để tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng.

Có giải pháp cụ thể để sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2024, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Về phát triển kết cấu hạ tầng, Quốc hội yêu cầu thúc đẩy tiến độ đầu tư, bảo đảm chất lượng xây dựng các dự án đường bộ cao tốc, phấn đấu hoàn thành mục tiêu có trên 3.000 km vào năm 2025. Nghiên cứu hoàn thiện đề án về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sớm nhất có thể trong năm 2024.

Về văn hóa, xã hội, Quốc hội yêu cầu xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ để triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết 27.

Đồng thời, rà soát, hoàn thiện chính sách tiền lương, các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hướng mở rộng độ bao phủ và phát triển đối tượng tham gia; có giải pháp, chính sách hiệu quả để khắc phục tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần.

Triển khai nhanh, hiệu quả đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.

Quốc hội cũng yêu cầu sớm rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung luật Tổ chức Chính phủ, luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực cấp dưới và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Cùng đó, tập trung rà soát, xử lý các vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV (tháng 5.2024).

Xem thêm

Tăng trưởng GDP Việt Nam quý 3/2023 đạt 5,33%

Tăng trưởng GDP Việt Nam quý 3/2023 đạt 5,33%

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng với xu hướng tích cực (quý 1 tăng 3,28%, quý 2 tăng 4,05%, quý 3 tăng 5,33%)...

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…