Quý 2 CEO Group lãi đột biến 92 tỷ đồng, tổng nợ phải trả vượt hơn 5.080 tỷ đồng

Trong quý 2/2018, doanh thu thuần của CTCP Tập đoàn C.E.O (mã: CEO) tăng gần 45%, đạt 596,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 92,2 tỷ đồng. Luỹ kế lợi nhuận 6 tháng qua đạt gần 170 tỷ đồng, tăng 37,
Quý 2 CEO Group lãi đột biến 92 tỷ đồng, tổng nợ phải trả vượt hơn 5.080 tỷ đồng

Dự án Sonasea Villas & resort Phú Quốc đem lại doanh thu đáng kể cho Tập đoàn CEO 

Tập đoàn CEO vừa công bố báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 2/2018 với hoạt động kinh doanh tăng trưởng khả quan hơn. Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt gần 596,6 tỷ đồng, tăng gần 45% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn bán hàng cũng tăng lên mức 379 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 217,4 tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng đột biến gấp 4,5 lần cùng kỳ năm trước, đạt gần 22,8 tỷ đồng, chủ yếu do tăng lãi tiền cho vay.

Trong quý 2, CEO tiết giảm chi phí bán hàng chỉ còn 15,7 tỷ đồng và 6 tháng chỉ ở mức 27,3 tỷ đồng, giảm 27% so với nửa năm 2017. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh gấp 2,85 lần, lên tới 81 tỷ đồng. Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp trong nửa đầu năm nay lên tới 140 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ năm trước.

Riêng chi phí lãi vay trong quý 2 cũng tăng đáng kể lên 30,8 tỷ đồng và tính chung 6 tháng lãi vay hơn 61 tỷ đồng…

Do đó, quý 2 Tập đoàn CEO ghi nhận 109 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, nâng luỹ kế số lợi nhuận thuần 6 tháng qua lên 199,5 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế quý 2 đạt 116,5 tỷ đồng và sau thuế 92,2 tỷ đồng.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu của Tập đoàn CEO đạt hơn 1.046 tỷ đồng, tăng gần 36% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ doanh thu bán hàng được hạch toán nhiều hơn, nên luỹ kế lợi nhuận trước thuế đạt 213 tỷ đồng và sau thuế lãi gần 170 tỷ đồng, tăng trưởng 37,5%.

Như vậy, kết quả 6 tháng đầu năm của CEO đã hoàn thành 46% kế hoạch doanh thu cả năm (2.200 tỷ đồng) và chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế (370 tỷ đồng).

Tính đến ngày 30/6/2018, tổng tài sản của toàn Tập đoàn CEO tiếp tục tăng thêm 1.757 tỷ đồng so với hồi đầu năm, lên gần 7.409 tỷ đồng. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền đã giảm xuống 383,5 tỷ đồng.

Trong khi đó, các khoản đầu tư tài chính của CEO bất ngờ tăng gấp 5 lần lên 1.549 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư chứng khoán với khoản dự phòng rủi ro không đáng kể.

Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chỉ tăng nhẹ lên mức 1.396 tỷ đồng, chủ yếu là phải thu từ khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu khác… Đến cuối kỳ, CEO ghi nhận phải trích dự phòng rủi ro thêm 22 tỷ đồng, lên 34,2 tỷ đồng cho các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi.

Báo cáo tài chính cũng cho thấy, hàng tồn kho cuối kỳ của CEO bất ngờ tăng mạnh thêm gần 456 tỷ đồng, lên hơn 1.712 tỷ đồng. Thuyết minh báo cáo cho thấy, giá trị hàng tồn kho chiếm chủ yếu ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang từ các dự án bất động sản đã và đang đầu tư. Tồn kho nhiều nhất nằm ở các dự án Khu du lịch sinh thái Bái Tử Long (chi phí dở dang 220 tỷ đồng), dự án condotel & Villas Phú Quốc (323,8 tỷ đồng), giai đoạn 2 dự án Sonasea Villas & resort (29 tỷ đồng)… Đây là các dự án trọng điểm mà CEO tập trung nguồn lực đầu tư và đẩy mạnh kinh doanh bán hàng. Đáng chú ý, Tập đoàn CEO là một trong 3 nhà đầu tư lớn vào Vân Đồn- Quảng Ninh và Phú Quốc với định hướng đón đầu 2 đặc khu kinh tế được thông qua vào năm 2018.

Tuy nhiên, dự thảo Luật đặc khu kinh tế vừa qua vấp phải sự phản ứng trái chiều, chưa đồng thuận nên chưa trình Quốc hội phê duyệt. Sóng đặc khu kinh tế cũng tạm lắng khiến cho không ít chủ đầu tư nhanh nhạy, đổ vốn vào các dự án bất động sản quy mô lớn ở đặc khu tương lai rơi vào tình cảnh “khóc dở, mếu dở”, nhà đầu tư rút vốn tháo chạy, tiêu thụ khó khăn…

Cùng với sự đầu tư mở rộng các dự án bất động sản, tổng quy mô nợ phải trả của Tập đoàn CEO tăng gần 49% so với đầu năm, lên hơn 5.080 tỷ đồng. Trong số này, chiếm tới 81,5% là nợ ngắn hạn, khoảng 4.143 tỷ đồng mà chủ yếu là nợ người mua trả tiền trước hơn 2.466 tỷ đồng, phải trả ngắn hạn 146 tỷ đồng…

Tổng nợ vay và nợ thuê tài chính lên tới 1.473 tỷ đồng, chi phí phải trả tăng lên 222 tỷ đồng…

Sau các đợt tăng vốn, CEO đã nâng vốn điều lệ lên mức 1.544 tỷ đồng. Đến cuối quý 2, lợi nhuận sau thuê chưa phân phối trên sổ sách còn 103 tỷ đồng.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu CEO trong trong quý 2 đã sụt giảm rất mạnh, từ mức đỉnh 18.000 đồng/CP xác lập hồi tháng 3, CEO đã rớt xuống đáy 10.800 đồng/CP. Hiện, giá CEO giao dịch quanh mức 13.000 đồng/CP, tăng trưởng 30% so với hồi đầu năm.

>> Chủ tịch CEO Group: “Chúng tôi chỉ làm những toa đầu tàu, còn lại huy động nhà đầu tư khác”

Có thể bạn quan tâm

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...