Quỹ đầu tư bất động sản Vinaland sắp dừng hoạt động

Quỹ đầu tư bất động sản Vinaland thuộc VinaCapital dự kiến sẽ hủy niêm yết chứng chỉ quỹ trên sàn chứng khoán London và kết thúc hoạt động vào tháng 7 tới.
Quỹ đầu tư bất động sản Vinaland sắp dừng hoạt động

Thành lập năm 2006, Vinaland là quỹ ngoại đầu tư bất động sản tại Việt Nam với các khoản vốn lớn rót vào nhiều dự án đa dạng từ khu dân cư, văn phòng, khu công nghiệp và nhiều dự án khác. 

Từ số vốn các nhà đầu tư góp ban đầu 204 triệu USD năm 2006 và 407 triệu USD năm 2007, quy mô của VinaLand đã tăng lên nhanh chóng và đạt tới 804 triệu USD giá trị tài sản ròng (NAV) vào giữa năm 2008.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản những năm sau đó đóng băng khiến quỹ Vinaland lao đao không kém. Đến năm 2012, VinaCapital tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhằm thông qua việc gia hạn thời gian hoạt động cũng như thoái vốn khỏi các dự án địa ốc.

Theo đó, Vinaland liên tục thoái vốn khỏi các dự án, đặc biệt giai đoạn sau năm 2016 khi thị trường nhà đất hồi phục và tăng trưởng trở lại.

Báo cáo của VinaLand cho biết, đến hết năm 2018, quỹ này đã hoàn tất thoái vốn khỏi toàn bộ các dự án bất động sản trong danh mục. Trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn và mang lại hàng chục triệu USD cho quỹ.

Đáng kể nhất là dự án Century 21, rộng 30 ha tại khu vực Nam Rạch Chiếc (quận 2, TP.HCM). Đây là dự án luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của quỹ Vinaland cho đến khi được thoái vốn vào năm 2016. Cũng trong khoảng thời gian đó, Dự án quần thể Danang Beach Resort đã được VinaLand chuyển nhượng, mang về cho quỹ hơn 37 triệu USD.

Sang năm 2017, Vinaland cùng với một quỹ khác của VinaCapital là VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) bán toàn bộ cổ phần tại Đại Phước Lotus - một dự án phát triển nhà ở và khu dân cư tại Đồng Nai rộng gần 200 ha. VinaLand thu về 48,8 triệu USD từ thương vụ này.

Vinaland Tower, một trong những dự án nhiều thăng trầm của Vinaland

Giữa năm 2017, Vinaland và các quỹ khác của VinaCapital tiếp tục tuyên bố thoái hết vốn tại dự án Times Square Hà Nội, thu về 41 triệu USD. Đơn vị đứng ra mua dự án là công ty Elite Capital Resources Limited, một công ty được thành lập tại thiên đường thuế.

Dự án Times Square Hà Nội được phát triển bởi liên doanh giữa VinaCapital và Công ty Thăng Long GTC, một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, với tỷ lệ sở hữu tương ứng 65%-35%. Theo giới thiệu của chủ đầu tư, dự án bao gồm một cụm tháp văn phòng hạng A có tổng diện tích sàn 20.000m2, một khách sạn 5 sao với 300 phòng và khu trung tâm bán lẻ cao cấp. Tuy nhiên hơn 10 năm qua, Times Square Hà Nội vẫn là một khu đất trống, nằm cạnh BigC Thăng Long.

Các dự án lớn khác được VinaLand thoái vốn trong năm 2018 là Pavillion Square (37 triệu USD) và Aqua City (45,2 triệu USD) hay Capital Square (22,7 triệu USD) và Trinity Garden (23,1 triệu USD). Tuy nhiên, quỹ đầu tư này cũng bị thua lỗ ở nhiều dự án khác như dự án phát triển Khu Đô thị Vĩnh Thái (Nha Trang), dự án Viet Land Development Corp...

Trong hơn 1 thập kỷ đầu tư tại Việt Nam, Vinaland đã rót hàng trăm triệu USD để mua các dự án bất động sản. Sau khi thoái vốn, số tiền thu về sẽ được sử dụng để mua lại cổ phần quỹ từ các nhà đầu tư hoặc trả cổ tức.

Ghi nhận từ năm 2013-2018, Vinaland liên tục thua lỗ, tính chung giai đoạn quỹ lỗ ròng (không bao gồm lợi nhuận sau thuế cổ đông không kiểm soát) hơn 200 triệu USD. Gần 1/2 số lỗ của giai đoạn này phát sinh năm 2013 với 90 triệu USD.

 >> Vinaland có đang “lập lờ đánh lận con đen”?

Có thể bạn quan tâm

Ông Dương Văn Bắc, tân Tổng giám đốc Novaland

Novaland có Tổng giám đốc mới

Ông Dương Văn Bắc tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính và Ngân hàng của Trường Đào tạo Thạc sỹ Quản lý đa ngành tại Việt Nam (CFVG), có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính, chuyên sâu về định giá, thị trường tài chính và tiền tệ.

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...