Quy định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vào Ấn Độ: Doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, thị trường Ấn Độ đang mở cửa mạnh mẽ với việc nước này vừa ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với UAE và trong năm 2022 có thể ký với một số quốc gia khác như Anh, EU, Canada, cộng đồng các nước vùng vịnh.

Bên cạnh đó, dòng hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ đã tăng lên nhiều trong những năm qua. Do đó, để kiểm soát chất lượng hàng hóa và đảm bảo sự công bằng trên thị trường, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành Quy tắc Hải quan (Quản lý Quy tắc Xuất xứ theo Hiệp định Thương mại - CAROTAR năm 2020).

CAROTAR được ban hành bởi Ban Thuế Trung ương và Hải quan ngày 21/8/2020, có hiệu lực từ 21/9/2020. CAROTAR 2020 nhằm bổ sung các thủ tục chứng nhận xuất xứ hiện có được quy định trong các FTA như Hiệp định Thương mại Ưu đãi, Hiệp định Hợp tác Kinh tế Toàn diện và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện.

Từ những quy định của Ấn Độ, theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ để nhập khẩu hàng hóa vào thị trường này, các công ty nhập khẩu ở Ấn Độ phải cung cấp thông tin chi tiết về quốc gia xuất xứ (COO) cho các cơ quan chức năng của Ấn Độ để tiến hành thủ tục xác minh khi cần thiết.

Ấn Độ có những quy định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu rất khắt khe
Ấn Độ có  những quy định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu rất khắt khe

CAROTAR cũng yêu cầu nhà xuất khẩu đảm bảo đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định như yêu cầu về tỷ lệ gia công, nội địa hóa sản phẩm tại nước xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu từ 35% trở lên, doanh nghiệp nhập khẩu cũng phải thực hiện thẩm định cơ bản trước khi nhập khẩu hàng hóa đó. Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục xác minh, doanh nghiệp nhập khẩu muốn thông qua lô hàng sẽ phải đặt một khoản tiền bảo lãnh bằng chênh lệch giữa thuế thông thường và thuế ưu đãi.

Để được hưởng mức thuế suất ưu đãi theo hiệp định thương mại, tại thời điểm nộp đơn xin nhập khẩu, nhà nhập khẩu hoặc đại lý phải kê khai - ghi rõ trên vận đơn và tờ khai nhập khẩu về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; ghi rõ trong hóa đơn nhập cảnh thông báo thuế quan tương ứng đối với từng mặt hàng; xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ đối với từng mặt hàng được yêu cầu thuế suất ưu đãi; và nhập chi tiết chứng nhận xuất xứ vào vận đơn.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cũng lưu ý trong trường hợp nếu Chứng nhận về xuất xứ (COO) không được xuất trình tại làm tờ khai hải quan thì ưu đãi thuế quan sẽ không được áp dụng tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, nhà nhập khẩu có thể bổ sung COO trong khoảng thời gian nhất định để được hưởng thuế suất ưu đãi. Bên cạnh đó, những yêu cầu về COO hết sức nghiêm ngặt, ví dụ, nếu trong lô hàng có 15 loại sản phẩm, nhưng chỉ 1 loại sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về COO thì toàn bộ 14 sản phẩm còn lại cũng đều không được chấp thuận.

Xem thêm

Tham gia FTA thế hệ mới: Những bước đi ấn tượng!

Tham gia FTA thế hệ mới: Những bước đi ấn tượng!

Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mở ra rất nhiều thuận lợi đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, cùng với đó là cơ hội tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế để hội nhập thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...