Vinaconex thoái vốn tại Vinaconsult, giảm tỷ lệ về 5%

Sau khi Vinaconex thoái vốn sẽ giảm tỷ lệ sở hữu còn 5% vốn điều lệ tại Vinaconsult, như vậy sẽ không còn là công ty mẹ nhưng vẫn là cổ đông lớn tại đơn vị này.
Vinaconex thoái vốn
Vinaconex không còn là công ty mẹ của Vinacosult

HĐQT Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã chứng khoán: VCG) có quyết định triển khai thực hiện tái cấu trúc phần vốn của công ty tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Vinaconex (Vinaconsult – mã chứng khoán: VCT).

Theo đó, HĐQT Vinaconex phê quyết quyết định triển khai thực hiện chuyển nhượng cổ phần của Tổng công ty tại Công ty Vinaconsult. Số lượng cổ phần bán là 506.000 cổ phần, tương ứng 46% vốn điều lệ của Vinaconsult, hình thức chào bán là bán trực tiếp cho các nhà đầu tư quan tâm. 

Ngày 29/5, Vinaconex đã đăng ký bán số cổ phần trên với mục đích cơ cấu khoản đầu tư. Thời gian giao dịch từ ngày 2/6 - 30/6. 

Trước đó, Vinacconsult là công ty con thuộc Vinaconex với tổng số cổ phần nắm giữ là 561.000 cổ phiếu, tương đương 51% vốn điều lệ. Nếu giao dịch hoàn tất, số cổ phiếu VCT Vinaconsult mà Vinaconex còn nắm giữ sẽ còn 55.000 cổ phiếu, tương đương 5% vốn điều lệ.

Sau khi Vinaconex thoái vốn sẽ không còn là công ty mẹ của Vinaconsult, nhưng vẫn là cổ đông lớn tại đơn vị này.

Trên thị trường UPCoM, cổ phiếu VCT của Vinaconsult kết phiên 30/5 ở mức giá 21.800 đồng/cổ phiếu. Ước tính, lô cổ phần Vinaconex muốn bán đang có giá thị trường là hơn 11 tỷ đồng.

Vinaconex thoái vốn
Biểu đồ thị giá cổ phiếu VCT 1 tuần qua.

Cũng trong ngày 29/5, hai lãnh đạo của Vinaconsult đã đăng ký mua cổ phiếu VCT với cùng mục đích là cơ cấu khoản đầu tư. Tổng số lượng đăng mua là 506.000 cổ phiếu, đúng bằng số lượng Vinaconex muốn bán. Thời gian giao dịch dự kiến cũng là từ ngày 2/6 - 30/6.

Theo đó, Chủ tịch HĐQT Vinaconsult Nguyễn Thị Thu Hương đăng ký mua 264.000 cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu lên 24% vốn điều lệ. Ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Vinaconsult đăng ký mua 242.000 cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu lên 22,05% vốn điều lệ.

Về Vinaconsult được thành lập từ năm 1997, tiền thân là Công ty Tư vấn Xây dựng Vinaconex thuộc Bộ Xây dựng. Năm 2003, công ty chính thức cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Vinaconex như hiện tại, trụ sở đặt tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.  . 

Vinaconsult hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế. Theo báo cáo thường niên của Vinaconex, năm 2022, đơn vị này ghi nhận doanh thu 21,11 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6,41 tỷ đồng. 

Ngoài sở hữu trực tiếp Vinaconsult, Vinaconex cũng thông qua đơn vị này sở hữu Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng VINA - VCC (VINA - VCC), một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuận có liên quan. 

Hồi tháng 2, Vinaconex cũng đã thoái vốn tại một công ty con. Cụ thể, ngày 22/2 Vinaconex cho biết đã hoàn thành giao dịch chuyển nhượng cổ phần của tổng công ty tại Công ty Cổ phần Cơ điện Vinaconex. Sau khi chuyển nhượng, Vinaconex còn sở hữu 500.000 cổ phần, tương đương 5% vốn điều lệ của Cơ điện Vinaconex.

Hồi tháng 1, HĐQT Vinaconex đã phê duyệt phương án bán 6 triệu cổ phần đang sở hữu tại Cơ điện Vinaconex theo hình thức chào bán trực tiếp cho nhà đầu tư.

Tính đến cuối năm 2022, Vinaconex có 22 công ty con, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thi công xây lắp, kinh doanh nước sạch, bất động sản. Trong đó, Vinaconex nắm giữ 100% vốn của Cơ điện Vinaconex với ngành nghề kinh doanh chính là lắp đặt hệ thống điện nước.

Theo báo cáo riêng quý 4/2022, cuối năm ngoái, khoản đầu tư của Vinaconex vào Cơ điện Vinaconex có giá gốc là 65 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...