Reuters: Ngân hàng SHB đang đàm phán bán 20% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

Ngân hàng SHB đang đàm phán bán tới 20% vốn cho đối tác nước ngoài, với định giá có thể dao động đến 2,2 tỷ USD và được kỳ vọng sẽ hoàn thành trong nửa cuối 2023 hoặc đầu năm 2024...
Reuters: Ngân hàng SHB đang đàm phán bán 20% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

Theo hãng tin Reuters tổng hợp từ 5 nguồn tin cho biết, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (mã chứng khoán: SHB) đang trong quá trình thảo luận với một đối tác chiến lược để có thể bán tới 20% cổ phần của ngân hàng. Mức định giá có thể lên tới 2,2 tỷ USD.

Ngân hàng SHB, với giá trị thị trường ở mức 1,7 tỷ USD, hiện đang tìm kiếm một nhà đầu tư nước ngoài dài hạn và cũng đã thu hút được sự quan tâm từ các nhà đầu tư Hàn Quốc và Nhật Bản muốn tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam. 

Theo tiết lộ từ một nguồn tin, thoả thuận được kỳ vọng sẽ hoàn thành trong năm nay hoặc đầu năm 2024. Tất nhiên, điều này vẫn cần có sự chấp thuận từ phía Ngân hàng Nhà nước. 

Trả lời câu hỏi của Reuters, đại diện của SHB cho biết: “SHB đang tích cực khám phá thêm cơ hội với các đối tác nước ngoài không chỉ riêng ở châu Á, với mục tiêu mang lại lợi ích tốt nhất cho ngân hàng và các cổ đông của mình”. 

Được thành lập vào tháng 11/1993 tại thành phố Cần Thơ, SHB tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Nhơn Ái. Xuất phát điểm tư một ngân hàng nông thôn, sau thời gian chuyển đổi và sáp nhập thành công với Ngân hàng Habubank ngay ở giai đoạn khó khăn, SHB đã trở thành một định chế tài chính có quy mô lớn trong nước.  

Đến nay, nắm trong tay hơn 500.000 tỷ đồng tổng tài sản, cùng đội ngũ 9.200 cán bộ nhân viên tại gần 50 tỉnh, thành phố trong cả nước, SHB là một trong năm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn nhất tại Việt Nam. Bên cạnh các hoạt động trong nước cũng đang thúc đẩy các dự án tại Campuchia, Lào và Myanmar. Hiện tại, Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T là cổ đông lớn nhất với 10% cổ phần tại SHB. 

Vào đầu năm ngoái, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đã thông báo thực hiện điều chỉnh tỷ lệ room ngoại của SHB từ 10% lên mức tối đa là 30%. Tuy nhiên, tính đến thời điểm ngày 7/9/2023, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại SHB mới chiếm khoảng 6,32%. Do đó, tiềm năng cho một thoả thuận bán 20% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài là hoàn toàn khả thi. 

Ngân hàng SHB

Trong thời gian qua, các ngân hàng Việt Nam đang cố gắng gia cố nguồn vốn để xây dựng bộ đệm vững chắc hơn trước sự cạnh tranh gia tăng và nền kinh tế có khả năng chậm lại. Chính vì vậy, các thương bị bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài ngày càng được thúc đẩy.

Điển hình, trong tháng 3 vừa qua, công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC - công ty con của SMFG (Sumitomo Mitsui Financial Group Inc) đã hoàn thành thương vụ mua lại 15% cổ phần của  Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (mã chứng khoán: VPB) với giá 1,5 tỷ USD.

Còn theo Reuters đưa tin vào tháng trước, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - mã chứng khoán: VCB) đang lên kế hoạch phát hành thêm 6,5% cho đối tác nước ngoài.

Xem thêm

SHB và IFC ký kết hợp tác khoản vay cao cấp

SHB và IFC ký kết hợp tác khoản vay cao cấp

Hợp đồng tín dụng giữa SHB và IFC với gói vay trị giá 120 triệu USD được Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã tổ chức lễ ký kết vào ngày 21/3/2023, tại Hà Nội...

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...