Sân bay Hớn Quản được phép quy hoạch thành sân bay chuyên dùng

Sân bay Hớn Quản được hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp gắn với việc phát triển các đồn điền cao su. Hiện sân bay này đang được các cơ quan chức năng xem xét quy hoạch thành sân bay chuyên dùng.

Bộ Quốc phòng vừa có công văn gửi UBND tỉnh Bình Phước liên quan đến chủ trương quy hoạch sân bay Hớn Quản, tỉnh Bình Phước (sân bay Técnic cũ) thành sân bay chuyên dùng.

Cụ thể, Bộ Quốc phòng nhất trí chủ trương quy hoạch sân bay quân sự Hớn Quản thành sân bay chuyên dùng theo đề nghị của UBND tỉnh Bình Phước.

Bộ Quốc phòng đề nghị UBND tỉnh Bình Phước thực hiện quy hoạch vị trí sân bay Hớn Quản vào quy hoạch tỉnh, phù hợp với quy hoạch tông thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, lập hồ sơ gửi Bộ Quốc phòng chỉ đạo cơ quan thẩm định, xin ý kiến các bộ, ngành liên quan và ra quyết định phê duyệt vị trí quy hoạch sân bay chuyên dùng Hớn Quản theo quy định tại Nghị định số 42/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng sân bay chuyên dùng.

sân bay Hớn Quản
UBND tỉnh Bình Phước đề xuất quy hoạch sân bay Hớn Quản thành sân bay chuyên dùng

Theo Nghị định số 42, sân bay chuyên dùng là khu vực được xác định trên mặt đất, dải mặt nước, công trình nhân tạo sử dụng cho tàu bay, thủy phi cơ, trực thăng hoạt động để phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi mà không phải vận chuyển công cộng. Tàu bay chuyên dùng là các loại trực thăng, thủy phi cơ, tàu bay cánh bằng loại nhỏ, tàu bay không người lái sử dụng đường băng bằng vật liệu hoặc đất, mặt nước.

Cũng theo Nghị định số 42, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ quyết định phê duyệt vị trí xây dựng sân bay chuyên dùng sau khi lấy ý kiến của Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh nơi xây dựng sân bay chuyên dùng và thống nhất với Bộ GTVT. Tổng Tham mưu trưởng quyết định phê duyệt thiết kế chi tiết xây dựng sân bay chuyên dùng sau khi đã thống nhất với Bộ GTVT.

Các ngành, địa phương khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình có ảnh hưởng đến sân bay chuyên dùng, phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Quốc phòng và Bộ GTVT về việc ảnh hưởng của chướng ngại vật hàng không.

Hớn Quản là sân bay được hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp gắn với việc phát triển các đồn điền cao su. Hiện sân bay Técnic Hớn Quản đang do cơ quan quân đội quản lý.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Phước kiến nghị Thủ tướng, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải thống nhất giao cho tỉnh Bình Phước quản lý sân bay hiện hữu rộng hơn 100ha. Tỉnh sẽ lập dự án mở rộng sân bay lên quy mô 400 - 500ha theo hình thức đối tác công - tư (PPP).  

Việc tỉnh Bình Phước muốn xây dựng sân bay lưỡng dụng nhằm chuyển hướng phát triển mạnh công nghiệp, trong đó tỉnh đã kiến nghị Thủ tướng mở rộng và quy hoạch mới nhiều khu công nghiệp trên địa bàn.

Xem thêm

Bắc Kạn dự kiến chi 8.000 tỷ đồng xây sân bay chuyên dùng Quân Bình

Bắc Kạn dự kiến chi 8.000 tỷ đồng xây sân bay chuyên dùng Quân Bình

Theo báo cáo nghiên cứu của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn, quy mô đầu tư sân bay Quân Bình đề xuất là cảng hàng không nội địa có diện tích khoảng 200ha. Trong đó, quy mô cảng hàng không, sân bay cấp 4C có diện tích khoảng 150ha và sân bay quân sự cấp II có diện tích khoảng 50ha.
Cần huy động trên 128.000 tỷ vốn xã hội hóa làm sân bay

Cần huy động trên 128.000 tỷ vốn xã hội hóa làm sân bay

Nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không giai đoạn 2021-2030 là 403.106 tỷ đồng. Trong đó ACV có 265.150 tỷ đồng; Bộ GTVT cân đối được 9.841 tỷ đồng nên cần huy động thêm khoảng 128.115 tỷ đồng vốn xã hội hóa làm sân bay.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...