“Sàng lọc” doanh nghiệp lên UpCoM

Sau cú sốc cổ phiếu MTM gây náo loạn thị trường thì cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm soát, “sàng lọc” các cổ phiếu lên UPCoM để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, tránh rủi ro thiệt hại.
“Sàng lọc” doanh nghiệp lên UpCoM

Đến đầu tháng 10/2016, đã có 81 cổ phiếu đăng ký giao dịch UPCoM 

Trong năm 2016, số lượng doanh nghiệp đăng ký giao dịch thị trường UPCoM tăng nhanh về số lượng và quy mô giao dịch. Đến nay, thị trường đã và sắp chào đón hàng loạt cổ phiếu của doanh nghiệp lớn chào sàn với giá trị giao dịch hàng nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý như: HND- CTCP Nhiệt điện Hải Phòng, MVB- Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV – CTCP, HAN- Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp)…

Cổ phiếu “khủng” chào sàn

Ngày 5/10, CTCP Nhiệt điện Hải Phòng đã chính thức đưa 500 triệu cổ phiếu HND lên đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM. Tổng giá trị đăng ký giao dịch lên tới 5.000 tỷ đồng. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.300 đồng/CP. Đây là cổ phiếu thứ 81 lên đăng ký giao dịch tại UPCoM trong năm 2016, nâng tổng giá trị đăng ký giao dịch của sàn UPCoM lên hơn 83 nghìn tỷ đồng.

Ông Trần Hữu Nam, Chủ tịch HĐQT HND cho biết, “việc đưa cổ phiếu HND lên giao dịch UPCoM là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với công ty, đánh dấu một bước phát triển mới và thể hiện tầm nhìn chiến lược dài hạn của ban lãnh đạo công ty. Hơn nữa, khi gia nhập thị trường chứng khoán cũng là động lực để chúng tôi nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng tính minh bạch, chuẩn hóa hoạt động quản trị công ty”.

Hiện, HND là một trong số các cổ phiếu có khối lượng giao dịch “khủng” trên thị trường chứng khoán và được nhà đầu tư ngóng chờ từ lâu. Trước đây, Tập đoàn điện lực Việt Nam- EVN nắm 77,5% vốn điều lệ CTCP Nhiệt điện Hải Phòng.

Năm 2012, Bộ Công thương có quyết định thành lập công ty mẹ của HND, theo đó Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO 2) nắm giữ 51% vốn điều lệ của HND. Sau khi đầu tư hơn 1,2 tỷ USD (khoảng 24.000 tỷ đồng) xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, hiện mỗi năm công ty sản xuất 7,2 tỷ KWh điện.

HND đã tạo ra doanh thu khoảng 7.000 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách hơn 400 tỷ đồng tiền thuế hàng năm. Kết quả kinh doanh của HND cũng tăng trưởng khả quan, cụ thể, năm 2014 lãi ròng 330,6 tỷ đồng, năm 2015 lãi ròng 391,5 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu thuần của HND đạt mức 5.133 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 208,8 tỷ đồng.

Ngoài HND, sắp tới thị trường UPCoM sẽ đón nhận thêm các cổ phiếu “khủng” khác từ các tổng công ty, tập đoàn lớn sau cổ phần hoá. Đơn cử, 105 cổ phiếu MVB-Tổng công ty Mỏ Việt Bắc đã được Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận giao dịch trên UPCoM. Công ty có vốn điều lệ 1.050 tỷ đồng. Hiện Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam- Vinacomin là cổ đông lớn nhất nắm giữ 98,21% vốn điều lệ của MVB. Tương tự, HNX cũng chấp thuận cho Tổng công ty Hancorp đăng ký giao dịch 141 triệu cổ phiếu trên UpCOM với tổng giá trị hơn 1.410 tỷ đồng.

Cảnh báo cổ phiếu rủi ro

Theo đánh giá của Sở HNX, thị trường UPCoM sôi động hơn trong năm 2016 với sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp, cổ phiếu giá trị lớn. Chỉ riêng tháng 9/2016, đã có thêm 12 cổ phiếu chào sàn UPCoM như TAP, YRC, HMG, BLN, HRT, VOC, VLB, QSP, AUM, SP2, CTW, EAD… nâng tổng số cổ phiếu lên 338 mã.

Với sự gia nhập của 500 triệu cổ phiếu HND, tổng giá trị đăng ký giao dịch của sàn UPCoM tăng lên hơn 83 nghìn tỷ đồng. Trong tháng 9, chỉ số UPCoM-Index diễn biến khả quan với 9 phiên tăng điểm, 12 phiên giảm điểm, tổng cộng tăng 1,01 điểm (+1,79%), đóng cửa ở mức 57,33 điểm.

Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 136,57 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 2.015 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 6,5 triệu CP/phiên và giá trị đạt 95,97 tỷ đồng/phiên, tức tăng 24,05% về khối lượng và tăng 13,46% về giá trị so với tháng trước. Tuy nhiên, sau sự cố cổ phiếu MTM “rúng động” thị trường, các nhà đầu tư đã bị suy giảm niềm tin và rất thận trọng khi giao dịch trên UPCoM.

Mới đây, Sở HNX đã công bố “danh sách đen” cảnh báo giao dịch trên UPCoM đối với 48 mã cổ phiếu. Danh sách được đưa ra căn cứ theo Bộ nguyên tắc phân bảng cảnh báo nhà đầu tư trên hệ thống giao dịch UpCOM (có hiệu lực từ 24/6/2016).

Các cổ phiếu trong “danh sách đen” là những doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu không dương, kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến hoặc đưa ra ý kiến trái ngược, hay không nộp BCTC kiểm toán... Chủ yếu doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu bị âm.

HNX đã cảnh báo 4 cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch để bảo vệ lợi ích nhà đầu tư gồm MTM- CTCP Mỏ và Xuất nhập khẩu khoáng sản Miền Trung, KTB- CTCP Đầu tư khoáng sản Tây Bắc, PTK- CTCP Luyện kim Phú Thịnh và VSP -CTCP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải. Riêng VSP đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin… Theo lãnh đạo HNX, việc đưa ra danh sách cổ phiếu này nhằm sàng lọc doanh nghiệp, đảm bảo an toàn và quyền lợi của nhà đầu tư. Đây là cảnh báo rủi ro cho cả thị trường, tránh lặp lại “vết xe đổ” như trường hợp MTM.

Thu Hằng

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...