Sắp dừng cho vay ngoại tệ trung và dài hạn thanh toán ra nước ngoài

Từ ngày 1/10/2019, các tổ chức tín dụng sẽ không được cho vay ngoại tệ trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
Sắp dừng cho vay ngoại tệ trung và dài hạn thanh toán ra nước ngoài

Đây là quy định trong Thông tư số 42/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú mà Ngân hàng Nhà nước đã ban hành cuối năm 2018.

Cụ thể, theo thông tư trên, đến hết ngày 30/9, tức là bắt đầu từ ngày 1/10 các ngân hàng thương mại sẽ chính thức chấm dứt việc cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ trung dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.

Trước đó, từ ngày 1/4 , các ngân hàng cũng đã dừng cho vay ngoại tệ ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước.

Thay vào đó, các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ ngắn hạn phải chuyển từ vay sang mua ngoại tệ trên thị trường hoặc vay vốn bằng VND nhưng phải chứng minh được mục đích sử dụng vốn rõ ràng mới được mua lại ngoại tệ của ngân hàng để thanh toán các đơn hàng ở nước ngoài.

Theo Ngân hàng Nhà nước, các quy định trên nhằm thực hiện lộ trình kiểm soát cho vay ngoại tệ theo hướng thu hẹp các nhu cầu vay vốn, chuyển dần quan hệ huy động vốn và cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán ngoại tệ. Với lộ trình trên, nhà điều hành hướng đến việc giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ trên tổng dư nợ tín dụng, tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến năm 2030 cơ bản khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.

Thống kê của NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, tính đến cuối tháng 6/2019 dư nợ tín dụng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt chiếm khoảng 8,73% tổng dư nợ tín dụng tương đương với 176.466 tỷ đồng (quy đổi). Theo đó, dư nợ tín dụng bằng VND hiện vẫn đang chiếm tỷ trọng rất lớn với khoảng 91,87% tổng dư nợ. Các ngân hàng thương mại  trên địa bàn TP.HCM cho rằng tốc độ cho vay bằng VND có thể sẽ tăng lên nhiều hơn từ quý IV/2019 sau khi quy định chính thức không cho vay ngoại tệ đối với các nhà nhập khẩu hàng hóa nước ngoài về phân phối trong nước.

Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, việc NHNN thu hẹp dần các nhu cầu vay ngoại tệ là cần thiết và phù hợp với lộ trình chống đôla hóa của Chính phủ. Từ đó, chuyển dần quan hệ vay mượn ngoại tệ sang quan hệ mua – bán, tiến đến chấm dứt cho vay ngoại tệ về cơ bản sẽ khiến giảm thiểu tối đa tình trạng méo mó ở thị trường ngoại hối khi hàng loạt các hiệp định tự do thương mại được thực thi trong giai đoạn hiện nay.

Trước mắt, các ngân hàng thương mại cho rằng, các doanh nghiệp khi có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ hoàn toàn có thể vay bằng tiền đồng và sau đó mua ngoại tệ để thanh toán. Các ngân hàng cũng có thể tư vấn các giải pháp tài chính giúp DN thực hiện điều này một cách hiệu quả về chi phí.

Theo Công ty Chứng khoán MBS, trong năm nay mức chênh lệch lãi suất tiền gửi USD và VND vẫn sẽ hấp dẫn người dân bán USD và nắm giữ tiền đồng. Với dự báo tỷ giá VND/USD chỉ tăng khoảng 1,5 - 2% trong cả năm 2019, MBS dự báo, áp lực cân đối chi phí lãi vay và chênh lệch tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ không quá lớn. Một số lĩnh vực ngành nghề ưu tiên như: dệt may, thủy hải sản, lúa gạo… nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển qua vay VND thay thế ngoại tệ vì lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đang ở mức khá thấp 6,5% - 9%/năm.

>> Những doanh nghiệp nào bị 'siết' vay ngoại tệ?

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...