Sau 3 năm im ắng, đã có 3 ngân hàng lên kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt

Hiện, đã có 3 ngân hàng lên kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt sau ba năm liên tiếp dành nguồn lực hỗ trợ khách hàng theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Ngân hàng phải kể đến là VPBank. Trong cuộc họp đại hội cổ đông năm 2022, chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng thông báo có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt. Hội đồng quản trị VPBank dự kiến từ năm sau sẽ trình Đại hội Cổ đông chia cổ tức bằng tiền mặt lên tới 30% lợi nhuận sau thuế hàng năm.

Nếu được NHNN chấp thuận, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ khi lên sàn vào năm 2017, VPBank tiến hành trả cổ tức đại trà bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu. Vì, ngân hàng này mới chỉ chia cổ tức tiền mặt cho hơn 73 triệu cổ phần ưu đãi vào năm 2018 theo tỷ lệ 20%.

Ngân hàng tiếp theo lên kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt là ACB. Kế hoạch phân phối lợi nhuận 2022 đã được đại hội cổ đông thông qua có phương án chia cổ tức bằng tiền mặt 10% (thực hiện trong năm 2023) bên cạnh 15% bằng cổ phiếu

Lần gần nhất ngân hàng ACB chi trả cổ tức bằng tiền mặt là vào năm 2015 với tỷ lệ 7% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận được 700 đồng). Khi đó, ACB khi đó đã chi hơn 627 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2014. Như vậy, sau 7 năm, cổ đông ngân hàng ACB mới có được chia cổ tức bằng tiền mặt.

chia cổ tức bằng tiền mặt
Trong 3 năm gần nhất, chỉ có Vietcombank, VietinBank và BIDV được phép chia cổ tức bằng tiền mặt theo yêu cầu của Bộ Tài chính

VIB cũng là ngân hàng có phương án chia cổ tức bằng tiền mặt và sẽ trình đại hội đồng cổ đông vào đầu năm 2023.

Nếu phương án này được đại hội thông qua và NHNN chấp thuận, VIB có thể chia cổ tức bằng tiền mặt lên tới 35% vốn điều lệ, tương đương với mỗi cổ phiếu sở hữu cổ đông có thể nhận 3.500 đồng cổ tức. Tuy nhiên, theo VIB, con số 35% này có thể cao hơn nếu các khoản thu bất thường kịp ghi nhận trong năm 2022.

Như vậy, nếu 3 ngân hàng VIB, VPBank và ACB chia cổ tức bằng tiền mặt từ năm sau thì đây sẽ là một tín hiệu đáng mừng cho các cổ đông ngân hàng. Bởi liên tục trong những năm gần đây, các ngân hàng hầu hết đều trả cổ tức bằng cổ phiếu để nâng cao tiềm lực vốn, tập trung nguồn lực hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Trong 3 năm gần nhất, chỉ có Vietcombank, VietinBank và BIDV được phép chia cổ tức bằng tiền mặt theo yêu cầu của Bộ Tài chính, dù các nhà băng này thường xuyên đề xuất giữ lại lợi nhuận để tăng vốn.

Tại VIB, tính đến cuối quý III, vốn chủ sở hữu của VIB đạt gần 30.478 tỷ đồng; trong đó, lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng mẹ gần 6.832 tỷ đồng

Còn lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng mẹ VPBank tính đến hết cuối quý III đạt hơn 40.600 tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất theo tiêu chuẩn Basel II đạt xấp xỉ 15%.

Đối với ngân ACB, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ACB tiếp tục nằm trong top dẫn đầu thị trường trên 27%. Tỷ lệ nợ xấu quý III vẫn được đảm bảo ở mức 1%

Đến cuối tháng 9, ACB sở hữu khoản lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng mẹ ở mức gần 13.513 tỷ đồng. Tổng vốn chủ hợp nhất đạt 55.735 tỷ đồng.

Xem thêm

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm giá bán USD

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm giá bán USD

Đúng sau 1 tuần kể từ lần đầu tiên giảm giá bán USD cho các ngân hàng thương mại trong năm nay, chiều ngày 18/11, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm giá bán USD tại Sở giao dịch tương ứng giảm 10 đồng.

Có thể bạn quan tâm

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ chính thức không còn áp dụng Thông tư 02 khi văn bản này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024, nhiều nghi vấn đặt ra rằng điều này có ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng trong tương lai hay không...