Ngành ngân hàng gặp khó với tỷ lệ an toàn vốn

Ngành ngân hàng gặp khó khi tốc độ huy động vốn không theo kịp tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó, Ngân hàng nhà nước vẫn kiên định chính sách ưu tiên kiềm chế lạm phát.

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) Nguyễn Quốc Hùng, các ngân hàng đang gặp khó khăn trong hệ số an toàn vốn, tính chung cả ngành bởi dư nợ cho vay và tổng huy động gần như tương đương nhau.

Theo đó, 10 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng tới 11,5%, trong khi nguồn vốn chỉ tăng 4,8%. Do đó, cả khi NHNN có nới thêm "room" tín dụng thì ngân hàng thương mại cũng không đủ vốn để cho vay tiếp thêm, ông Hùng nhận định.

Phân tích rõ hơn tình trạng trên, ông Hùng cho biết, bình thường ngành ngân hàng chỉ là nơi cung cấp vốn lưu động, chủ yếu là vốn ngắn hạn. Còn vốn trung, dài hạn thì phải ra thị trường vốn.

Nhưng hiện nay thị trường vốn và thị trường tiền tệ đang mất cân đối nghiêm trọng khi xảy ra tình trạng trái phiếu chưa đến hạn đã phải trả trước hạn. Việc phải trả cả trái phiếu chưa đến hạn, buộc doanh nghiệp phải lấy cả nguồn tiền sản xuất kinh doanh, thậm chí cả vốn vay ngân hàng để trả nợ.

Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hành đang rơi vào tình trạng khó khăn
Ngân hàng đang gặp khó khi thị trường tiền tệ mất cân đối nghiêm trọng

Trong đó, ưu tiên số một của NHNN là kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tạo đã phục hồi nền kinh tế. 

Nhưng với tình trạng mất cân đối trên, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động. Hệ quả, khó có thể việc hạ lãi suất cho vay như theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, tình hình nợ xấu của ngân hàng cũng đang có xu hướng tăng cao, do nhiều khoản nợ trong đối tượng được giãn, hoãn nợ theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN đang có xu hướng bị chuyển thành nợ xấu.

Công tác xử lý nợ xấu của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn do quá trình triển khai phát sinh nhiều vướng mắc, hạn chế, ảnh hưởng đến công tác xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Xem thêm

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm giá bán USD

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm giá bán USD

Đúng sau 1 tuần kể từ lần đầu tiên giảm giá bán USD cho các ngân hàng thương mại trong năm nay, chiều ngày 18/11, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm giá bán USD tại Sở giao dịch tương ứng giảm 10 đồng.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...