Sau 8 tháng năm 2022, FPT ước lãi gần 5.000 tỷ đồng

FPT cho biết doanh thu và lợi nhuận trước thuế trong 8 tháng năm 2022 của doanh nghiệp này đạt 27.060 tỷ đồng và 4.951 tỷ đồng.
Sau 8 tháng năm 2022, FPT ước lãi gần 5.000 tỷ đồng

CTCP FPT (HOSE: FPT) vừa công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm khá tích cực, với doanh thu đạt 27.060 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 4.950 tỷ đồng, lần lượt tăng 24% và 23,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khấu trừ chi phí, FPT lãi sau thuế 8 tháng 4.221 tỷ đồng, tăng gần 28% so với thực hiện trong cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ và EPS lần lượt đạt 3.409 tỷ đồng và 3.117 đồng, tăng 29,6% và 29%.

Đi sâu vào từng lĩnh vực kinh doanh, trong 8 tháng đầu năm, mảng xuất khẩu phần mềm của FPT tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ đạt mức doanh thu 11,731 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 28,7%, đóng góp bởi sức tăng đến từ thị trường Mỹ (tăng 42%) và APAC (tăng 61%).

Tại mảng công nghệ, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT lần lượt đạt 15.481 tỷ đồng và 2.256 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 24% và 25%. Trong đó, doanh thu dịch vụ chuyển đổi số đạt 4.657 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 41%.

Đối với mảng viễn thông, doanh thu 8 tháng đầu năm đạt 9.561 tỷ đồng, tương ứng tăng 17% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế tăng 22% lên mức 1.930 tỷ đồng.

Cuối cùng là mảng giáo dục, đầu tư và khác, doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 2.017 tỷ và 765 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm, tăng 69% và 24% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong năm 2022, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu tăng 19%, đạt 42.420 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 20,2%, đạt 7.618 tỷ đồng.

Trong đợt kỷ niệm 34 năm thành lập (13/09/1988 – 13/9/2022) vừa qua, FPT đã thực hiện chi trả cổ tức tiền mặt đợt 1 năm 2022 tỷ lệ 10% vào ngày 12/9/2022.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...