FPT lãi trước thuế hơn 3.000 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm 2022

Doanh thu và lợi nhuận trước thuế trong 5 tháng đầu năm 2022 của Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) đạt 16.227 tỷ đồng và 3.029 tỷ đồng. Sau 5 tháng, FPT đã thực hiện được hơn 38% mục tiêu doanh thu và gần 40% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của năm.
FPT lãi trước thuế hơn 3.000 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm 2022

CTCP Tập đoàn FPT (Mã: FPT) công bố kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2022. FPT ghi nhận đạt 16.227 tỷ đồng doanh thu và 3.029 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; tăng lần lượt 22,2% và 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với kết quả này, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ đạt 2.095 tỷ đồng, tăng 33,6% và EPS 5 tháng là 2.306 đồng.

Năm 2022, tập đoàn lên kế hoạch kế hoạch 42.420 tỷ đồng doanh thu và 7.618 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, sau 5 tháng, FPT đã thực hiện được hơn 38% mục tiêu doanh thu và gần 40% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của năm.

Mảng công nghệ tiếp tục là đầu tàu đóng góp lớn nhất vào cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn với tỷ lệ lần lượt là 56% và 44%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của khối công nghệ xấp xỉ 23,5% trong 5 tháng đầu năm.

Mảng xuất khẩu phần mềm duy trì đà tăng trưởng bền vững, đạt mức doanh thu 7.006 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 29%, đóng góp bởi sức tăng đến từ thị trường Mỹ (tăng 55,6%) và APAC (tăng 57%).

Thị trường Nhật Bản cũng chứng kiến sức phục hồi tốt với mức tăng trưởng doanh thu nội tệ đạt gần 20% (tuy nhiên do đồng Yên Nhật mất giá, tăng trưởng doanh thu theo VND chỉ đạt 5,2%).

Khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài giữ vững mức tăng trưởng 36,6% đạt mức 10.168 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế mảng công nghệ lần lượt đạt 9.159 tỷ đồng và 1.342 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 23,5% và 23,4% so với cùng kỳ.

Tăng trưởng doanh thu dịch vụ chuyển đổi số đạt 78%, trong đó doanh thu đến từ dịch vụ điện toán đám mây (Cloud) vẫn tiếp tục đà tăng trưởng mạnh đạt mức 70 triệu USD, chiếm 56% doanh thu từ chuyển đổi số.

Tập đoàn cho biết nhờ lợi nhuận từ PayTV tăng trưởng tốt, biên lợi nhuận của khối viễn thông được cải thiện từ 19,6% lên 20,3%. Lợi nhuận trước thuế của khối viễn thông từ đó đạt 1.181 tỷ đồng, tăng trưởng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, năm 2022 - 2024, FPT đặt chiến lược tăng trưởng thông qua việc phát triển các sản phẩm công nghệ mới và cung cấp dịch vụ chuyển đổi số quy mô lớn.

FPT dự kiến chi trả 10% cổ tức bằng tiền mặt vào ngày 27/6/2022.

Nhìn lại năm 2021, FPT ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn cùng tăng trưởng hai chữ số so với năm 2020 với đóng góp lớn nhất tới từ mảng công nghệ khi doanh thu thị trường nước ngoài đạt gần 650 triệu USD, bên cạnh khối viễn thông duy trì tăng trưởng.

Doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2021 của FPT đạt lần lượt 35.657 tỷ đồng và 6.335 tỷ đồng, tăng 19,5% và 20,4% so với năm 2020. EPS đạt 4.346 đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ. Theo đó, tập đoàn đã hoàn thành 103% kế hoạch doanh thu và 102% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm.

Cổ phiếu FPT đang trên đà hồi phục tích cực, kết phiên ngày 16/6, cổ phiếu này tăng 1,66% lên mốc 92.000 đồng/cổ phiếu, với khối lượng giao dịch hơn 2,5 triệu đơn vị.

Xem thêm

Sau 11 tháng, FPT lãi vượt kế hoạch cả năm

Sau 11 tháng, FPT lãi vượt kế hoạch cả năm

Sau 11 tháng, FPT đã hoàn thành 91,6% kế hoạch doanh thu và 94,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Doanh thu chuyển đổi số tăng 76% nhờ đà tăng từ các công nghệ AI/Phân tích dữ liệu, điện toán đám mây và Low code.

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...