Sau “bão” thị trường, hàng loạt lãnh đạo đua gom cổ phiếu ACB

Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, thành viên Ban kiểm soát ngân hàng… đồng loạt đăng kí mua vào hàng triệu cổ phiếu ACB sau khi giá giảm sâu hơn 35%.
Sau “bão” thị trường, hàng loạt lãnh đạo đua gom cổ phiếu ACB

Mới đây, ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã đăng kí mua vào 500.000 cổ phiếu ACB nhằm nâng sở hữu lên 0,04% trong thời gian từ 26/11 đến 26/12/2018.

Cùng thời điểm này, ông Nguyễn Văn Hòa - Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng kiêm Giám đốc Tài chính cũng muốn mua 300.000 cổ phiếu ACB từ ngày 26/11- 25/12/2018, nâng sở hữu lên 0,02% vốn điều lệ.

Tính theo giá ACB hiện tại 29.400 đồng/CP ngày 28/11, thì hai ông Toàn và ông Hòa sẽ phải chi ra lần lượt 14,7 tỷ đồng và 8,8 tỷ đồng để gom đủ số lượng đăng kí.

Sau thông tin hai lãnh đạo này mua vào cổ phiếu ACB bất ngờ tăng 8,5% trong vòng vài phiên gần đây. Riêng sáng nay, cổ phiếu ACB giảm mạnh về 26.800 đồng/CP nhưng sang phiên chiều, giá cổ phiếu này đã bất ngờ hồi phục tăng tới 9,7%, lên mức 29.400 đồng/CP. Khối lượng giao dịch đột biến đạt hơn 3,2 triệu đơn vị.

Diễn biến giá cổ phiếu ACB trên sàn HNX đã giảm rất sâu 35%, gần đây giá hồi phục tăng gần 10%  

Tiếp sau hai lãnh đạo, trước diễn biến giá ACB giảm sâu, một số lãnh đạo và người nhà cũng đăng kí mua gom cổ phiếu ACB. Cụ thể, từ ngày 29/11 – 28/12/2018, bà Huỳnh Bảo Ngọc – con của bà Hoàng Ngân (Thành viên BKS) muốn sở hữu thêm 5.566 cổ phiếu ngoài lượng sở hữu hiện tại là 33.815 CP.

Bà Hoàng Hà - chị ruột Thành viên BKS Hoàng Ngân, đăng ký bán 5.566 cổ phần – đúng bằng lượng mà bà Huỳnh Bảo Ngọc đăng ký mua. Hiện tại, bà Hoàng Hà đang nắm giữ 54.076 cổ phiếu ACB.

Cũng thời gian này, bà Nguyễn Thị Bích Đào - vợ của Phó Tổng Giám đốc Từ Tiến Phát từ không sở hữu cổ phiếu nào cũng đăng ký mua 300.000 cổ phiếu ACB.

Thời gian qua, giá cổ phiếu ACB đã biến động rất mạnh, xác lập mức đỉnh kỷ lục tại 44.441 đồng/CP vào ngày 9/4/2018. Nhưng sau đó ACB đã giảm rất mạnh do thị trường chứng khoán chung suy giảm, tâm lý nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu… Hiện, ACB đã giảm khoảng 34% so với mức đỉnh và được đánh giá là mức giá hấp dẫn để đầu tư.

Trong 9 tháng đầu năm, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế 4.776 tỷ đồng, cao gấp 2,38 lần cùng kỳ và hoàn thành 83,8% kế hoạch. Trên báo cáo tài chính đến cuối quý 3/2018, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối còn khoảng 6.146 tỷ đồng, tương đương 55% vốn điều lệ.

Tính đến hết 30/9, tổng tài sản của ACB đạt hơn 312.777 tỉ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 11,3% đạt gần 220.940 tỉ đồng. Số dư tiền gửi của khách hàng tăng trưởng 11% lên gần 267.975 tỉ đồng.

>> Ngân hàng ACB dự kiến phát hành 2.200 tỷ đồng trái phiếu

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...