Sau bão Yagi, khách hàng cần làm gì để nhận được bồi thường từ hãng bảo hiểm?

Những người tham gia bảo hiểm cần thực hiện các bước cơ bản để được hưởng quyền lợi bảo hiểm khi bị thiệt hại sau thiên tai, bão lũ...

Ảnh chụp Màn hình 2024-09-10 lúc 10.46.24.png
Những thiệt hại vô cùng lớn do siêu bão Yagi gây ra

Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, nguy cơ lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Điều này cũng đã khiến nhiều khách hàng của các công ty bảo hiểm bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.

Được biết, nhiều doanh nghiệp cũng đang tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để hỗ trợ nhân đạo, tiến hành xác định thiệt hại để tạm ứng và bồi thường cho các khách hàng bị thiệt hại do Bão số 3 để lại.

CÁC HÃNG BẢO HIỂM CHI HÀNG TRĂM TỶ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO BÃO YAGI

Công ty Bảo hiểm PVI mới đây thông báo tính đến sáng 9/9, doanh nghiệp đã ghi nhận 210 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản, ước tính số tiền bồi thường là 320 tỷ đồng, chưa kể tổn thất về bảo hiểm xe cơ giới và con người.

Bảo hiểm PVI đang chủ động phối hợp với các bên liên quan xử lý tổn thất với thời gian nhanh nhất, giảm thiểu tối đa thủ tục, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Còn đại diện Công ty Bảo hiểm AIA Việt Nam cho biết, tính tới 13h30, ngày 9/9, ghi nhận có 5 khách hàng đã tử vong do bão số 3 – Yagi. Tổng quyền lợi bảo hiểm của 5 khách hàng này tại AIA Việt Nam khoảng 6,5 tỷ đồng.

Sau khi xác nhận bước đầu, Công ty chấp thuận chi trả cho toàn bộ các khách hàng này. Theo AIA Việt Nam, Công ty sẽ nỗ lực liên hệ với thân nhân khách hàng để hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ yêu cầu bồi thường.

BÃO.jpg
Những thiệt hại vô cùng lớn do siêu bão Yagi gây ra

Đại diện Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH) cũng cho biết, tính đến đầu giờ chiều ngày 9/9, công ty đã ghi nhận gần 100 vụ tổn thất về tài sản - kỹ thuật - hàng hải; 250 vụ tổn thất về xe cơ giới; nghiệp vụ bảo hiểm con người ghi nhận 6 trường hợp mất tích 1 trường hợp tử vong.

Trước đó, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã có văn bản gửi Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm đề nghị báo cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm do bão Yagi gây ra.

Cục đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xác định thiệt hại về người và tài sản của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

"Thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường, bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng và quy định pháp luật", Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm nhấn mạnh.

Đồng thời, cơ quan quản lý cũng đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức hỗ trợ nhân đạo theo quy chế nội bộ và quy định pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm báo cáo tình hình thiệt hại và giải quyết quyền lợi bảo hiểm chậm nhất là ngày 12/9.

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY ĐỂ HƯỞNG QUYỀN LỢI BẢO HIỂM SAU BÃO

Theo khuyến nghị của Bảo Hiểm Bảo Việt, khách hàng cần thực hiện 3 bước sau để nhận được quyền lợi bảo hiểm. Thứ nhất, thông báo tổn thất qua các kênh liên hệ chính thức của bảo hiểm.

Thứ 2, chuẩn bị tài liệu liên quan. Khách hàng cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết như hình ảnh hiện trường, hình ảnh tổn thất, các biên bản xác định thiệt hại, và các giấy tờ khác hỗ trợ quá trình xác minh tổn thất.

Thứ 3, phối hợp với chuyên viên giám định của bảo hiểm. Đội ngũ giám định viên chuyên nghiệp sẽ tiếp cận hiện trường, tiến hành kiểm tra và đánh giá thiệt hại một cách nhanh chóng và minh bạch.

Cũng theo Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, khi xe bị gặp nạn, bước đầu tiên của quy trình bồi thường bảo hiểm ô tô đó là chủ xe, lái xe phải gọi điện thoại ngay cho đơn vị bảo hiểm để thông báo tai nạn. Thông tin thông bao gồm: tên, điện thoại của người thông báo, biển số xe, ngày giờ, địa điểm, diễn biến gặp nạn.

Đây là quy định bắt buộc lái xe phải tuân theo để đảm bảo được hưởng toàn bộ quyền lợi nếu không muốn bị phạt chế tài trong quá trình thực hiện bảo hiểm (mức chế tài từ 10 đến 50% tổng chi phí sửa chữa) trong một số trường hợp đơn vị bảo hiểm còn từ chối bồi thường nếu vi phạm quy định này.

Về xử lý tai nạn ban đầu, quy trình giám định bồi thường bảo hiểm ôtô cụ thể như sau:

Tổn thất vật chất xe ước tính từ, dưới 5 triệu đồng hoặc nguyên nhân tổn thất do vật thể cứng bên ngoài tác động gây hư hỏng kính, đèn, gương không nhất thiết phải có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc công an/ chính quyền địa phương nơi xảy ra thiệt hại.

Tổn thất vật chất xe ước tính trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng không nhất thiết phải có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc công an/chính quyền địa phương nơi xảy ra thiệt hại nhưng giám định viên của công ty bảo hiểm phải giám định xác minh hiện trường.

Tổn thất vật chất xe ước tính trên 10 triệu đồng phải có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc công an/ chính quyền địa phương nơi xảy ra thiệt hại hoặc giám định viên phải đến giám định tại hiện trường.

Về quy trình tiến hành giám định bồi thường bảo hiểm ô tô: Trong vòng 2 tiếng kể từ khi xe được đưa về xưởng, giám định viên của công ty bảo hiểm sẽ phối hợp với chủ xe/ lái xe và các bên liên quan tiến hành giám định thiệt hại xe. Các công ty bảo hiểm sẽ ủy quyền hoàn toàn cho giám định viên trong việc quyết định sửa chữa hay thay thế đối với hạng mục tổn thất. Kết quả về phương án khắc phục được ghi tại Biên bản giám định có chữ ký của giám định viên của và đại diện của công ty bảo hiểm là kết quả cuối cùng.

Xử lý bồi thường bảo hiểm ô tô: Sau khi xe được sửa chữa xong, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 2 ngày làm việc, công ty bảo hiểm sẽ bảo lãnh thanh toán tại các xưởng sửa chữa thuộc hệ thống liên kết. Khách hàng chỉ cần ký biên bản nghiệm thu, hợp đồng, thanh lý (nếu có) và nhận xe. Trường hợp ngoài hệ thống, chủ xe cần thông báo trước cho công ty bảo hiểm để có biện pháp xử lý thích hợp.

Xem thêm

Ngân hàng Nhà nước: Miễn giảm lãi suất, đẩy mạnh vay mới khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

Ngân hàng Nhà nước: Miễn giảm lãi suất, đẩy mạnh vay mới khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tổng hợp thiệt hại của khách hàng vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành...

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...