Sau cuộc khủng hoảng niềm tin, ngân hàng vẫn "hốt bạc" nhờ hoạt động bán bảo hiểm

Báo cáo tài chính quý 3/2024 tại các ngân hàng cho thấy, nhiều đơn vị ghi nhận tăng trưởng doanh thu từ mảng kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm. Đây là tín hiệu tích cực trở lại đối với kênh bancassurance sau thời gian gặp nhiều khó khăn...

Sau cuộc khủng hoảng niềm tin, ngân hàng vẫn "hốt bạc" nhờ hoạt động bán bảo hiểm

Vượt qua những dịch vụ ngân hàng truyền thống như tiền mặt, thanh toán, kinh doanh ngoại hối… bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng (bancassurance) đang trở thành nguồn thu quan trọng nhất với các nhà băng tại Việt Nam với mức lợi nhuận lên đến hàng trăm thậm chí là hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Số liệu từ báo cáo tài chính quý 3 của Techcombank cho thấy, thu nhập từ phí dịch vụ bảo hiểm đạt 594 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay, ghi nhận mức tăng trưởng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Techcombank và Manulife Việt Nam đã duy trì mối quan hệ hợp tác trong 8 năm qua trong lĩnh vực bán bảo hiểm. Tuy nhiên, từ ngày 14/10, hai bên đã chính thức chấm dứt hợp tác, sau đó Techcombank đã góp vốn thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ mang tên Techcom.

Một ngân hàng khác ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng trong mảng bảo hiểm là KienlongBank. Cụ thể, thu từ bảo hiểm trong quý 3 đã đạt gần 40 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh mẽ tới 73% so với cùng kỳ năm ngoái.

VPBank cũng có sự phục hồi đáng kể trong hoạt động bán bảo hiểm. Trong 9 tháng đầu năm, thu từ bảo hiểm của ngân hàng này đạt 2.820 tỷ đồng, tăng gần 52% so với cùng kỳ.

Tại SeABank, thu từ dịch vụ đại lý bảo hiểm trong 9 tháng đạt hơn 87 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với năm ngoái, tiếp tục ghi nhận sự phát triển ổn định trong mảng này.

Tuy nhiên, MBBank lại không có sự tăng trưởng trong quý 3 năm nay. Mặc dù vậy, thu từ dịch vụ bảo hiểm của ngân hàng này vẫn đạt 5.989 tỷ đồng, không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp tới 57% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của MBBank.

Tương tự, TPBank cũng duy trì sự ổn định khi thu từ dịch vụ bảo hiểm và tư vấn trong 9 tháng đầu năm nay đạt gần 290 tỷ đồng, không có biến động lớn so với cùng kỳ.

Trong khi một số ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ từ mảng bảo hiểm, thì một số ngân hàng khác lại gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn thu từ dịch vụ này.

Cụ thể, LPBank và VIB đã chứng kiến sự suy giảm đáng kể trong thu nhập từ bảo hiểm. Tại LPBank, thu từ dịch vụ đại lý bảo hiểm chỉ đạt 383 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. VIB còn gặp khó khăn hơn khi doanh thu bảo hiểm giảm gần một nửa, chỉ còn 345 tỷ đồng.

Sự giảm sút này không phải là ngẫu nhiên, mà có liên quan đến những vấn đề tồn tại trong những năm qua, khi các ngân hàng đối mặt với "khủng hoảng niềm tin" của khách hàng.

Trước đó, nhiều phản ánh cho rằng tiền gửi tiết kiệm đã bị chuyển đổi trái phép thành hợp đồng bảo hiểm, và không ít khách hàng vay vốn ngân hàng cũng tố cáo việc bị ép mua bảo hiểm khi vay tiền.

Kết luận thanh tra của Bộ Tài chính công bố vào năm 2023 chỉ ra rằng tỷ lệ hợp đồng bảo hiểm bị hủy qua kênh ngân hàng cao hơn nhiều so với các kênh khác. Đặc biệt, tỷ lệ hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực ngay sau năm đầu tiên ở một số công ty bảo hiểm lớn như BIDV Metlife (39,4%), MB Ageas (32,4%), Prudential (41%), AIA (57%), và Sunlife (39%-73%) cho thấy vấn đề nghiêm trọng này.

Tuy nhiên, xu hướng hiện nay lại cho thấy sự phục hồi của mảng bảo hiểm qua kênh ngân hàng, với nhiều ngân hàng bắt đầu gia tăng sự tham gia vào thị trường bảo hiểm thông qua việc sở hữu các công ty bảo hiểm phi nhân thọ.

Điển hình là VPBank, không chỉ là đối tác độc quyền của AIA Việt Nam mà còn hoàn tất việc thâu tóm Bảo hiểm OPES vào tháng 11/2022, sở hữu tới 98% vốn điều lệ của công ty này.

Tương tự, LPBank đã tiếp nhận Bảo hiểm Xuân Thành từ tháng 2/2024 và đổi tên thành Bảo hiểm LPBank. Techcombank cũng không đứng ngoài cuộc khi góp vốn 11% vào Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ Techcom.

Các ngân hàng lớn khác như Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank... cũng đều sở hữu hoặc đang hợp tác với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ.

Đáng chú ý, với việc các ngân hàng gia tăng sở hữu bảo hiểm, việc thực thi các quy định pháp lý cũng trở nên nghiêm ngặt hơn. Luật Các Tổ chức tín dụng mới có hiệu lực từ năm 2024 đã nghiêm cấm việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cũng như nhân viên của các tổ chức này, gắn việc bán bảo hiểm với việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức, nhằm tránh việc ép buộc khách hàng hoặc lạm dụng mối quan hệ tín dụng để bán sản phẩm bảo hiểm không cần thiết.

Xem thêm

Thiệt hại từ bão Yagi, Bảo hiểm Agribank báo lỗ hơn 20 tỷ đồng

Thiệt hại từ bão Yagi, Bảo hiểm Agribank báo lỗ hơn 20 tỷ đồng

Nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ 20 tỷ đồng trong quý 3 của ABIC là do thiệt hại từ cơn bão số Yagi. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty đã chịu tác động nặng nề khi lãi thuần từ hoạt động này giảm tới 57%, chỉ còn 73,1 tỷ đồng...

Bảo hiểm nhân thọ “lấy lại phong độ”, kìm hãm đà rơi

Bảo hiểm nhân thọ “lấy lại phong độ”, kìm hãm đà rơi

Tốc độ giảm doanh thu của khối bảo hiểm nhân thọ tuy chưa được đảo chiều, nhưng đã có dấu hiệu chậm lại. Những quy định mới được ban hành kỳ vọng sẽ "lành mạnh hóa" việc bán bảo hiểm liên kết đầu tư, giúp ngành này đi đúng hướng, đảm bảo phát triển bền vững và chuyên nghiệp hơn...

Lãi suất cho vay giảm sâu, bảo hiểm và chứng khoán đồng loạt khởi sắc

Lãi suất cho vay giảm sâu, bảo hiểm và chứng khoán đồng loạt khởi sắc

Lãi suất cho vay giảm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh; tăng trưởng tín dụng đạt khá. Thị trường bảo hiểm khởi sắc, doanh thu phí bảo hiểm tăng trở lại. Thị trường chứng khoán ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực với thanh khoản cải thiện rõ rệt...

“Mất bò” mới lo mua bảo hiểm

“Mất bò” mới lo mua bảo hiểm

Sau cơn bão Yagi, nhiều người dân mới thực sự nhận ra giá trị của việc mua bảo hiểm. Những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và kinh tế khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khó khăn, và bảo hiểm trở thành giải pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống trước những rủi ro bất ngờ…

Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV và ông Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc VRG đại diện hai đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Việc BIDV và VRG cùng nhau hợp tác trong giai đoạn 2024 - 2029 hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên, cũng như góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước...

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...