Thiệt hại từ bão Yagi, Bảo hiểm Agribank báo lỗ hơn 20 tỷ đồng

Nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ 20 tỷ đồng trong quý 3 của ABIC là do thiệt hại từ cơn bão số Yagi. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty đã chịu tác động nặng nề khi lãi thuần từ hoạt động này giảm tới 57%, chỉ còn 73,1 tỷ đồng...

Thiệt hại từ bão Yagi, Bảo hiểm Agribank báo lỗ hơn 20 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC – mã chứng khoán: ABI) - công ty con do ngân hàng Agribank nắm hơn 52% vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024.

Trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận khoản lỗ trước thuế 20,1 tỷ đồng, đánh dấu một sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước khi công ty báo lãi 71,2 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 162,8 tỷ đồng, giảm gần 39% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ trong quý 3 của ABIC là do thiệt hại từ cơn bão số 3 (Yagi). Đặc biệt, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty đã chịu tác động nặng nề khi lãi thuần từ hoạt động này giảm tới 57%, chỉ còn 73,1 tỷ đồng.

Điều này xảy ra trong bối cảnh chi phí bồi thường bảo hiểm tăng vọt lên 294 tỷ đồng, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Theo giải trình của ABIC, chi phí bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại của công ty đã tăng mạnh do ảnh hưởng từ cơn bão Yagi.

Thống kê từ ABIC đưa ra, tổng số khách hàng của công ty bị ảnh hưởng bởi cơn bão này lên tới 536 trường hợp, bao gồm cả khách hàng của ngân hàng mẹ Agribank. ABIC dự kiến phải chi trả tổng cộng 177 tỷ đồng để giải quyết các yêu cầu bồi thường.

Mặc dù đối mặt với áp lực bồi thường lớn, một điểm sáng trong hoạt động của ABIC là doanh thu phí bảo hiểm gốc của công ty đã tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 538,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần lớn chi phí bồi thường tăng thêm trong quý này đến từ việc tăng dự phòng bồi thường bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm, với con số lên tới 203,5 tỷ đồng, so với mức chỉ 12,5 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, lãi thuần từ hoạt động tài chính của ABIC tiếp tục giảm 23,2%, xuống 35,5 tỷ đồng. Tất cả các khoản đầu tư tài chính của ABIC đều nằm dưới dạng tiền gửi tại ngân hàng mẹ (Agribank). Trong 9 tháng năm 2024, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của doanh nghiệp tại Agribank đều ở mức 4,2%, ảnh hưởng tới khoản thu tài chính của ABIC.

Ngoài ra, lãi thuần từ hoạt động tài chính của ABIC tiếp tục giảm 23,2%, xuống 35,5 tỷ đồng. Tất cả các khoản đầu tư tài chính của ABIC đều nằm dưới dạng tiền gửi tại ngân hàng mẹ (Agribank). Trong 9 tháng năm 2024, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của doanh nghiệp tại Agribank đều ở mức 4,2%, ảnh hưởng tới khoản thu tài chính của ABIC.

Trong quý 3, chi phí quản lý doanh nghiệp đã được công ty giảm 10,9% xuống 129 tỷ đồng. ABIC chủ yếu cắt giảm chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ thuê ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền.

Đến hết ngày 30/9, tổng tài sản của ABIC ở mức 4.202 tỷ đồng, tăng 6,2% so với đầu năm. Như đã trình bày ở trên, toàn bộ các khoản đầu tư tài chính, cả ngắn hạn và dài hạn của ABIC đều là tiền gửi tại Agribank. Với hơn 3.112 tỷ đồng tiền gửi vào cuối quý 3/2024, có thể ước tính lợi suất đầu tư tài chính của ABIC là xấp xỉ 4,7%/năm, giảm nhẹ so với quý liền trước.

anh-chup-man-hinh-2024-10-18-luc-181217-7129.png
Diễn biến thị giá cổ phiếu ABI trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 18/10, thị giá cổ phiếu ABI hiện đang dừng ở mức 25.300 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của doanh nghiệp bảo hiểm này trên thị trường chứng khoán ước đạt 1.802 tỷ đồng.

Xem thêm

Bảo hiểm nhân thọ “lấy lại phong độ”, kìm hãm đà rơi

Bảo hiểm nhân thọ “lấy lại phong độ”, kìm hãm đà rơi

Tốc độ giảm doanh thu của khối bảo hiểm nhân thọ tuy chưa được đảo chiều, nhưng đã có dấu hiệu chậm lại. Những quy định mới được ban hành kỳ vọng sẽ "lành mạnh hóa" việc bán bảo hiểm liên kết đầu tư, giúp ngành này đi đúng hướng, đảm bảo phát triển bền vững và chuyên nghiệp hơn...

Lãi suất cho vay giảm sâu, bảo hiểm và chứng khoán đồng loạt khởi sắc

Lãi suất cho vay giảm sâu, bảo hiểm và chứng khoán đồng loạt khởi sắc

Lãi suất cho vay giảm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh; tăng trưởng tín dụng đạt khá. Thị trường bảo hiểm khởi sắc, doanh thu phí bảo hiểm tăng trở lại. Thị trường chứng khoán ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực với thanh khoản cải thiện rõ rệt...

“Mất bò” mới lo mua bảo hiểm

“Mất bò” mới lo mua bảo hiểm

Sau cơn bão Yagi, nhiều người dân mới thực sự nhận ra giá trị của việc mua bảo hiểm. Những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và kinh tế khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khó khăn, và bảo hiểm trở thành giải pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống trước những rủi ro bất ngờ…

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương bồi thường tổn thất do bão số 3

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương bồi thường tổn thất do bão số 3

Hoàn lưu bão số 3 đang gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Con số thương vong của khách hàng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ dự kiến sẽ còn tăng. Đây là tổn thất không thể bù đắp của khách hàng, đồng thời cũng là điều mà các doanh nghiệp bảo hiểm không muốn...

Có thể bạn quan tâm

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ chính thức không còn áp dụng Thông tư 02 khi văn bản này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024, nhiều nghi vấn đặt ra rằng điều này có ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng trong tương lai hay không...