Sau những lùm xùm về môi trường, Công ty giấy Lee & Man xin... nâng công suất lên gấp 3,3 lần

Công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam vừa có văn bản đề nghị UBND Hậu Giang về việc mở rộng Nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp Lee & Man, nâng diện tích sử dụng lên gần gấp đôi đồng thời tăng sả
Sau những lùm xùm về môi trường, Công ty giấy Lee & Man xin... nâng công suất lên gấp 3,3 lần

Theo đó, Công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Hậu Giang không thực hiện dự án “Nhà máy sản xuất bột giấy sản lượng 330.000 tấn/năm, mà thay vào đó là xin mở rộng dự án nâng công suất nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp từ 420.000 tấn/năm thành 1420.000 tấn/năm.

Trong khi đó, phần mở rộng này sẽ được làm trên phần đất còn lại là 40,8 ha với tổng mức đầu tư 348,68 triệu USD tương đương 7.607 tỷ đồng. Phần mở rộng này chính là phần đất xây dựng dự án nhà máy sản xuất bột giấy sản lượng 330.000 tấn/năm, diện tích 40,8 ha mà UBND tỉnh Hậu Giang đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xây nhà máy sản xuất bột giấy sản lượng 330.000 tấn/năm.

Ngày 09/12/2010, UBND tỉnh Hậu Giang đã cấp 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam. Dự án thứ nhất là dự án nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp từ 420.000 tấn/năm, diện tích 49,1ha. Dự án thứ hai là nhà máy sản xuất bột giấy sản lượng 330.000 tấn/năm, diện tích 40,8 ha.

"Dự án nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp từ 420.000 tấn/năm của Công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam đã đi vào hoạt động chính thức. Và ngay sau khi nhà máy đi vào hoạt động, nhiều hộ dân tại ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm liên tục kêu cứu về việc nhà máy của Công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam xả thải làm ô nhiễm nguồn nước, gây tiếng ồn, gây bụi và phát tán mùi hôi thối.

Phản hồi về thông tin này, phía Lee & Man vẫn khẳng định, nhà máy đang hoạt động bình thường, các chỉ tiêu môi trường ổn định, không gây hại đến môi trường xung quanh cũng như cư dân địa phương. Tuy nhiên, trước phản ứng của người dân, Bộ TNMT đã quyết định tiến hành thanh tra vấn đề đảm bảo môi trường của dự án này.

Tháng 1/2017, việc vận hành thử nghiệm có tải của nhà máy tạm ngừng để thực hiện các yêu cầu theo kết luận thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đầu tháng 3/2017, nhà máy vận hành thử nghiệm trở lại. Tuy nhiên, kể từ khi vận hành thử nghiệm trở lại, nhà máy này liên tiếp bị người dân gửi đơn khiếu nại, phản ánh về việc gây ô nhiễm quá nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống cư dân.

Dự án nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam do Tập đoàn Lee & Man Paper Hongkong - Trung Quốc làm chủ đầu tư với 100% vốn nước ngoài, được UBND tỉnh Hậu Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư tại xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành vào năm 2007. 

Trước đó, ngay từ khi dự án mới khởi công, đã có nhiều ý kiến quan ngại về dự án này. Hiệp hội chế biến và XK thuỷ sản VN (VASEP) đã đề nghị Bộ trưởng Bộ NN- PTNT có ý kiến để các cơ quan nhà nước nghiên cứu kỹ vị trí của dự án nhà máy giấy và bột giấy Lee&Man nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước của vùng nuôi thuỷ sản ở ĐBSCL. Cục Lâm nghiệp, Bộ NN - PTNT cũng có Công văn số 1311/CV-SDR, đề nghị xem xét lại dự án. 

Đáng chú ý, theo ước tính của cục này (dựa trên công nghệ sản xuất giấy và bột giấy của một số nhà máy giấy trong nước) thì mỗi năm nhà máy Lee&Man sẽ thải ra khoảng 28.500 tấn xút. Trong khi đó, vùng đặt nhà máy giấy là vùng trũng nhất của khu vực nên khó rửa trôi một lượng xút lớn Vì vậy, nếu nước thải từ việc vận hành nhà máy giấy Lee&Man đổ ra sông Hậu và biển thì sẽ tiêu diệt nguồn thuỷ sản ở sông và biển phía Nam nước ta, đồng thời sẽ ảnh hưởng rất lớn cho việc nuôi trồng thuỷ sản ở ĐBSCL.

Sau một thời gian triển khai xây dựng, lắp đặt, tháng 12/2016, Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải dự án sản xuất giấy của Công ty TNHH Lee & Man.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…