Sau sự việc ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố: TTCK sẽ sạch bóng những kẻ thao túng?

Sự việc của ông Trịnh Văn Quyết thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp, là bài học có tính răn đe cao. Nhưng, để "quét sạch" những kẻ thao túng thị trường chứng khoán thì rất khó, bởi thị trường luôn luôn phát triển và biến đổi.
Sau sự việc ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố: TTCK sẽ sạch bóng những kẻ thao túng?

Những ngày qua, dư luận trong toàn quốc rúng động trước việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty liên quan về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra ngày 10/01/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đối với sự kiện này, theo chúng tôi để chứng minh được những hành vi của ông Quyết có cấu thành tội phạm hay không thì chúng ta cần phải đợi kết luận điều tra của cơ quan Công an. Bởi, giờ mới đang ở giai đoạn khởi tố. Song qua những dấu hiệu ban đầu có thể thấy rõ ông Quyết đã có hành vi thao túng hoạt động của thị trường chứng khoán. Đến thời điểm này, theo chúng tôi cơ quan chức năng chắc chắn đã thu thập được những bằng chứng, tài liệu ban đầu.

Từ trường hợp này cho thấy, cơ quan chức năng đã cương quyết điều tra xử lý, điều này thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp, không có vùng cấm trong việc xử lý sai phạm. Phải nói điều đó vì, tất cả chúng ta đều biết ông Quyết là Chủ tịch Hội đồng quản trị của một tập đoàn lớn, một tập đoàn đó có rất nhiều lao động. Việc khởi tố cá nhân ông Quyết sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cả tập đoàn, ảnh hưởng đến công việc của hàng nghìn lao động.

Bày tỏ quan điểm của mình, Luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng: sau sự việc khởi tố ông Quyết sẽ có những tác động nhất định với những tổ chức, cá nhân khác đang hoạt động trên thị trường chứng khoán. Họ có thể nhìn vụ việc này và rút ra bài học đừng vì sự thiếu hiểu biết hoặc cố tình lợi dụng những kẻ hở của pháp luật để chi phối thị trường nhằm hưởng lợi cho bản thân. Bởi nếu thực hiện hành vi đó, sẽ bị các cơ quan chức năng xử lý ngay.

Đưa ra nhận định về việc, liệu sau sự kiện ông Quyết bị khởi tố trên thị trường chứng khoán sẽ không còn những tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi theo túng, Luật sư Hà cho rằng trong thời gian tới chắc chắn sẽ không xảy ra, nhưng trong tương lai thì chúng ta không thể khẳng định không xảy ra, vì cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán thì những thủ đoạn lách luật để hưởng lợi tất yếu sẽ nảy sinh. Sự việc của ông Quyết chỉ mang tính chất răn đe, hạn chế những thủ đoạn chứ không thể xử lý triệt để được.

Ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố hình sự vì thao túng thị trường chứng khoán
Ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố hình sự vì thao túng thị trường chứng khoán

Quay lại với tội phạm liên quan đến thao túng thị trường chứng khoán, có thể nói đây là một loại tội phạm mới xuất hiện ở Việt Nam, trước đây chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự, nhưng hiện nay đã được quy định trong bộ luật này.

Nhưng, có một thực tế rất dễ nhận thấy rằng, từ khi tội thao túng chứng khoán được quy định trong Bộ luật Hình sự, việc khởi tố điều tra trên thực tế là rất ít. Điển hình như vụ việc xảy ra vào năm 2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt đối với hành vi thao túng giá cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân. Theo đó, ông Lê Mạnh Thường và bà Phạm Thị Phương đã có hành vi sử dụng 50 tài khoản để giao dịch nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu FTM của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân. Trước hành vi trên, UBCKNN ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Mạnh Thường và bà Phạm Thị Phương, mỗi cá nhân trên bị phạt tiền 600 triệu đồng, tổng giá trị phạt là 1,2 tỉ đồng.

Từ thực tế, điểm chung trong các vụ việc liên quan đến việc thao túng thị trường chứng khoán là dù các cá nhân đã sử dụng hàng chục tài khoản để giao dịch nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu nhưng kết quả kiểm tra và các tài liệu có trong hồ sơ, xem xét tính toán số lợi bất hợp pháp từ việc thực hiện hành vi vi phạm của các đối tượng, cơ quan chứng năng lại không xác định được bất kỳ khoản thu lợi bất hợp pháp hay thiệt hại nào từ hành vi vi phạm của các cá nhân này. Điều này dẫn đến không thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đáng nói, không chỉ vụ việc liên quan đến cổ phiếu FTM, nhiều vụ việc cơ quan chức năng không thể xác định được bất kỳ hậu quả nào do hành vi thao túng cổ phiếu của các đối tượng vi phạm dẫn đến khó truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thao túng thị trường chứng khoán theo quy định tại Điều 211 - Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Do đó, để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững và minh bạch cần phải có sự quyết tâm cao, xử lý nghiêm minh, triệt để của các cơ quan chức năng, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện những sai phạm để khắc phục, xử lý nghiêm hành vi bao che, bỏ lọt tội phạm!

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...