SBT – BHS chạy đua thâu tóm nhà máy đường HAG

Cuối tháng 8, thị trường rộ lên thông tin tập đoàn Đầu tư Thành Thành Công (TTCGroup) đã có các buổi làm việc để mua lại nhà máy đường tại Lào của Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG). Nếu thương vụ xảy ra,
SBT – BHS chạy đua thâu tóm nhà máy đường HAG
Cuối tháng 8, thị trường rộ lên thông tin tập đoàn Đầu tư Thành Thành Công (TTCGroup) đã có các buổi làm việc để mua lại nhà máy đường tại Lào của Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG). Nếu thương vụ xảy ra, thành quả béo bở này sẽ thuộc về công ty thành viên nào, là Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh hay Đường Biên Hòa sẽ hưởng lợi?

Thành Thành Công là tập đoàn đầu tư đa ngành với năm lĩnh vực chủ lực gồm bất động sản, năng lượng, mía đường, giáo dục và du lịch. Trong đó, ngành mía đường là gốc rễ, xuất phát điểm tạo nên thành công cho Tập đoàn.

Hiện nay, lĩnh vực mía đường của TTCGroup đã được tái cơ cấu về còn hai đơn vị lớn là Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh – TTCS (SBT) và Đường Biên Hòa (BHS) sau khi lần lượt nhận sáp nhập Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) và Đường Ninh Hòa (NHS). Việc tái cơ cấu này đã giúp SBT và BHS trở thành ông lớn chiếm giữ vị trí nhất nhì và có quy mô vượt trội trong ngành đường Việt Nam.

SBT với thế mạnh là nền tảng công nghệ hiện đại nhất Việt Nam cùng đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, chuyên môn cao; còn BHS nổi trội về thương hiệu lâu đời và hệ thống đại lý bán lẻ rộng khắp.

Với HAG, nhà máy đường tại Lào có công suất ép 7,500 tấn mía/ngày, sản lượng đường hằng năm vào khoảng 50,000 tấn với diện tích vùng nguyên liệu 6,000 ha. Điểm đặc biệt, giá thành sản phẩm tại nhà máy đường HAG chỉ vào khoảng 8,000 – 9,000 đồng/kg, rất cạnh tranh so với mức giá bình quân tại Việt Nam vào khoảng 11,000 – 12,000 đồng/kg và gần tương đương với Thái Lan đang vào khoảng 8,000 đồng/kg. HAG có được mức giá thành thấp nhờ có vùng nguyên liệu là cánh đồng mẫu lớn giúp tiết kiệm chi phí canh tác, chăm sóc và thu hoạch, điều mà trong nước khó thực hiện.

SBT – BHS chạy đua thâu tóm nhà máy đường HAG ảnh 1
Cụm công nghiệp mía đường HAG tại Lào

Được biết, đường của Việt Nam sản xuất hiện nay không những khó xuất khẩu mà còn chịu cạnh tranh gay gắt với đường nhập lậu vì giá thành đường đang còn ở mức cao. Giá mía trong nước cao, chiếm đến 80-85% giá thành đường khi sản xuất.

Do vậy, việc có được nhà máy đường tại Lào với vùng nguyên liệu cánh đồng mẫu lớn sẽ là điểm cộng đáng ghi nhận, kỳ vọng tăng trưởng giá trị cho đơn vị đầu tư. Phải nói thêm rằng, đường nhập khẩu từ Lào của Công ty TNHH MTV Kinh doanh xuất nhập khẩu Hoàng Anh Gia Lai (đơn vị thuộc HAG) đã được Bộ Tài chính cho phép áp khung thuế suất 0%.

Vậy “ông lớn” mía đường nào của Thành Thành Công sẽ được hưởng thành quả từ thương vụ trên? Nhà máy đường tại Lào sẽ thuộc sở hữu của SBT hay BHS là câu hỏi đáng quan tâm trong giới đầu tư.

Bản thân SBT đang xúc tiến định hướng nâng cao quy mô sản suất, nâng cao năng lực cạnh tranh để không những chinh phục thị trường trong nước mà còn cả thị trường quốc tế.

Tại ĐHĐCĐ thường niên niên vụ 2014-2015, ông Phạm Hồng Dương – Chủ tịch HĐQT SBT đã chia sẻ hai chiến lược cơ bản là hạ giá thành sản xuất để cạnh tranh với mía đường nhập lậu và đầu tư tăng thị phần nội địa. Để giảm giá thành, Công ty kết hợp nông trường để cơ giới hóa từ khâu làm đất, tưới tiêu, nuôi cấy mô…

Như vậy, rất rõ ràng rằng việc có được nhà máy mía đường HAG là chìa khóa hoàn hảo cho SBT thực hiện tham vọng, đồng thời đây cũng là thời điểm thuận lợi trong việc tiếp cận vùng nguyên liệu đắt giá từ Lào. Bởi, những thuận lợi hiện có của nhà máy đường HAG kết hợp kinh nghiệm của SBT trong việc áp dụng cơ giới hóa, hệ thống tưới cũng như công tác nghiên cứu và phát triển giống mía phù hợp sẽ giúp kéo được giá thành xuống thấp, tăng khả năng cạnh tranh với đường các nước trên thế giới, đặc biệt là Thái Lan.

SBT cũng đã xây dựng những bước đệm vững chắc thời gian gần đây, từ nâng cao năng lực tài chính, tăng cường quy mô, hợp tác giữa các đơn vị. Vào tháng 5 vừa qua, SBT đã phát hành 1,000 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi. Năm liền trước, SBT đã thành công trong việc đầu tư dự án 12 triệu USD, ứng 259.2 tỷ đồng tại Singapore với việc thành lập Công ty TNHH Tư nhân Đầu tư TSU có thời hạn hoạt động 30 năm. Mục tiêu là có thể thực hiện xuất khẩu trực tiếp sản phẩm ra nước ngoài.

Trong khi đó, BHS cũng đang theo đuổi những định hướng mở rộng riêng. Tháng 5/2016, BHS đã phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi để tăng diện tích canh tác, tái cấu trúc tài chính.

Đồng thời, Công ty còn có kế hoạch chào bán 129.5 triệu cp cho cổ đông hiện hữu để đầu tư nâng cấp nhà máy đường luyện 262 tỷ, đầu tư các công ty cùng ngành 150 tỷ, tăng sở hữu Mía đường Tây Ninh 200 tỷ, đầu tư vùng nguyên liệu 445.25 tỷ và bổ sung vốn lưu động 237.9 tỷ đồng. Trong đó, BHS muốn thực hiện thâu tóm Mía đường Tây Ninh (tăng sở hữu từ 26.49% lên 70%) nhằm xây dựng đồng bộ chiến lược sản xuất cho cả hai.

Nhìn lại quá trình lột xác của SBT từ năm 2013 đến nay sau khi đã đổi tên từ Bourbon Tây Ninh sang Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (đồng nhất với thương hiệu Tập đoàn) và nhận sáp nhập SEC. Dường như SBT đã được định sẵn sẽ là “anh cả” trong ngành đường.

Hiện nay, SBT đang nắm vị trí dẫn đầu với quy mô tổng tài sản là 6,853 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 1,856 tỷ đồng; nhỉnh hơn “người em cùng mẹ” mang thương hiệu nổi tiếng “Đường Biên Hòa” có tổng tài sản và vốn chủ lần lượt 5,973 tỷ và 1,295 tỷ đồng.

Không chỉ dẫn đầu về quy mô, SBT cũng là đơn vị đang dẫn đầu về công suất trong Tập đoàn khi ghi nhận công suất ép 9,800 tấn mía/ngày với sản lượng đường thành phẩm từ 900 – 1,000 tấn/ngày. Còn BHS thì có công suất ép 5,200 tấn mía/ngày và sản lượng đường thành phẩm khoảng 400 tấn/ngày.

Một điểm cần chú ý, việc tái cơ cấu lĩnh vực đường vẫn đang được Tập đoàn Đầu tư Thành Thành Công thực hiện, nhiều công ty chứng khoán đã đưa ra giả định cho một kịch bản sáp nhập BHS vào SBT. Một khi kịch bản này xảy ra thì việc SBT hay BHS mua nhà máy đường tại Lào của HAG về lâu dài sẽ không còn quan trọng bởi trước sau cũng quy tụ về một mối là SBT.

Theo Vietstock

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...