Theo đó, các sáng kiến xanh gồm giải pháp chuyển đổi năng lượng, giải pháp polyme sinh học và xây dựng xanh cũng như các nỗ lực thực hiện hội nghị xanh thông qua việc bày trí các địa điểm tổ chức hội nghị bằng giấy tái chế. Những sáng kiến xanh này là bệ phóng cho các cuộc thảo luận và hợp tác khu vực hướng tới nền kinh tế xanh, nhằm giải quyết những thách thức ngày càng tăng trên toàn cầu về khủng hoảng năng lượng, suy thoái kinh tế và biến đổi khí hậu.
APEC là diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với 21 thành viên, bao gồm Việt Nam. APEC được thành lập vào năm 1989 với giá trị cốt lõi là thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực trên tinh thần tự nguyện và thiện chí. Với tư cách là doanh nghiệp bền vững hàng đầu khu vực, SCG đã hợp tác chặt chẽ với đơn vị tổ chức APEC 2022 Thái Lan để đưa khái niệm “bền vững” vào chương trình hội nghị, nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực hướng tới tương lai bền vững.
Với ý tưởng không gian trưng bày “Cùng nhau hướng tới tương lai bền vững” của SCG tại Hội nghị diễn ra từ ngày 14-19/11/2022, SCG giới thiệu đa dạng các sáng kiến xanh và dự án hợp tác nhằm chung tay phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, những điểm nổi bật bao gồm: Giải pháp chuyển đổi năng lượng của SCG hướng đến mục tiêu giảm phát thải nhà kính; Chalom- Logo APEC 2022 Thái Lan – là logo đầu tiên và duy nhất trên thế giới được sản xuất bằng nghệ công nghệ in CPAC 3D mang lại sự tự do thiết kế và tính thẩm mỹ cao; Giải pháp Polyme sinh học thương hiệu “SCGC GREEN POLYMER'' của ngành Hoá dầu SCG (SCGC).
Bên cạnh đó, ở công tác tổ chức, kể từ tháng 11/2021, SCG đã ứng dụng sáng kiến xanh qua việc sử dụng ý tưởng giấy tái chế để bày trí các địa điểm tổ chức hội nghị tại APEC 2022 – sáng kiến xanh này được gọi là giải pháp “Hội nghị Xanh”. Các vật liệu được thiết kế với tính thẩm mỹ cao, độ bền, khả năng tái sử dụng, trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và khả năng tái chế sau khi sử dụng. Ngoài ra, giải pháp “Hội nghị Xanh” cũng đã ứng dụng nhiều sáng kiến xanh như ý tưởng tủ sách thân thiện với môi trường thuộc chương trình “Tái chế vì thế hệ trẻ”.
Sau các buổi hội nghị, rác thải giấy và vật liệu trang trí sẽ được tái chế thành kệ sách cho thiếu nhi với vẻ ngoài bắt mắt, cấu trúc chắc chắn, đáp ứng nhu cầu sử dụng đồng thời giảm thiểu rác thải, theo tiêu chí BCG (Kinh tế sinh học - Bio, Kinh tế tuần hoàn - Circular, Kinh tế xanh - Green).