Sẽ đóng cửa gần 3.700 cơ sở sản xuất TPCN không chuẩn GMP

Nếu sau 1/7/2019, các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép sản xuất.
Sẽ đóng cửa gần 3.700 cơ sở sản xuất TPCN không chuẩn GMP

Ảnh minh hoạ

Quyết định này nhằm ngăn chặn tình trạng mất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, vì trong khi những cơ sở muốn đạt GMP phải đầu tư rất lớn, thì nhiều cơ sở chỉ cần thuê một căn hộ, một nhà xưởng lụp xụp, trang bị một vài thiết bị đóng gói... là đã sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN) và đưa sản phẩm ra thị trường.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin trên báo Sức khoẻ & Đời sống, trước đây, Việt Nam chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm. "Qua kiểm tra, nhiều doanh nghiệp đã đạt tiêu chuẩn GMP, nhưng cũng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn này”, ông Phong cho biết. 

"Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay nước ta có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK. Trong số 4.000 cơ sở này chỉ có khoảng 300 cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP. 

Ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm (ATTP) thay thế cho Nghị định 38 trước đây. Trong Nghị định 15 có một nội dung quy định: Từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPBVSK phải đạt tiêu chuẩn GMP.

Tuy nhiên, với Nghị định này, khoảng 3.700 cơ sở sản xuất TPCN bị đóng cửa - một con số khá lớn có thể dẫn đến nhiều xáo trộn đối với thị trường TPCN. Tuy nhiên, ông khẳng định, không lo thiếu TPCN mà chỉ lo làm sao có đủ TPCN tốt, chất lượng và loại bớt những sản phẩm được sản xuất bởi các cơ sở không bảo đảm điều kiện theo quy định.

Hiện nay, các cơ sở đạt GMP tuy được đầu tư lớn, dây chuyền hiện đại, nhưng chưa chạy hết công suất do đang chịu sự cạnh tranh không bình đẳng từ các cơ sở nhỏ lẻ, không đạt GMP. Việc các cơ sở không đạt GMP bị đóng cửa sẽ đồng nghĩa với việc sản phẩm của các cơ sở đã đạt GMP tăng lên và quan trọng nhất là sản phẩm được kiểm soát chất lượng chặt chẽ.

“Cục ATTP hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện hồ sơ để thẩm định đạt tiêu chuẩn GMP trong sản xuất TPCN, TPBVSK”, ông Phong khẳng định.

Yêu cầu để được đạt chứng chỉ GMP đối với sản xuất TPCN, TPBVSK không khác gì GMP đối với cơ sở sản xuất thuốc. Điều đầu tiên là cơ sở vật chất, từ nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm...

Thứ hai là về con người: Chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất (khắc phục tình trạng hiện nay, nhiều chủ cơ sở sản xuất TPCN không có kiến thức về y, dược, dinh dưỡng).

Điểm nữa là quy định về hệ thống hồ sơ, sổ sách rất chặt chẽ, nhất là kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào. Cùng đó, hệ thống kiểm nghiệm cũng phải đạt yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...