SeABank bổ nhiệm ông Loic Fausser làm Tổng Giám đốc

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) vừa bổ nhiệm ông Loic Faussier (quốc tịch Pháp) đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc ngân hàng này.

Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, SeABank bổ nhiệm ông Loic Faussier (quốc tịch Pháp) đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc ngân hàng. Quyết định có thời hạn 2 năm và hiệu lực từ ngày 3/1.

Ông Loic Faussier sinh năm 1972 tại Pháp, tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế của Đại học Paris Assas và sở hữu 2 bằng thạc sĩ gồm thạc sĩ tài chính thuộc Đại học Paris Dauphine và thạc sĩ Luật kinh doanh thuộc Học viện Chính trị Paris.

Ông đã có hơn 25 năm kinh nghiệm công tác tại nhiều vị trí quan trọng trong các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn ở Pháp, HongKong và Nhật Bản như Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, Phó Giám đốc Ngân hàng HSBC Nhật Bản, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB)... Ngoài ra, ông Loic Faussier cũng từng là Phó tùy viên tài chính phòng Thương mại của Đại sứ quán Pháp ở Bắc Kinh và từng làm việc cho Citibank ở Paris.

Trước khi được bổ nhiệm chính thức chức vụ Tổng Giám đốc SeABank, ông Loic Faussier là Phó Tổng giám đốc cao cấp phụ trách điều hành hoạt động SeABank từ tháng 7/2022 và từng là thành viên độc lập Hội đồng quản trị của ngân hàng nhiệm kỳ 2018-2023.

SeABank bổ nhiệm
Ông Loic Faussier giữ chức vụ Tổng Giám đốc SeABank từ 3/1.

Với việc bổ nhiệm ông Loic Faussier giữ chức vụ Tổng Giám đốc, SeABank đã kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao với các thành viên ban tổng giám đốc đều là các nhân sự dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực.

Về kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2022 SeABank đã đạt được những kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận trước thuế hơn 4.016 tỷ đồng (tăng trưởng 58,7% so với cùng kỳ năm 2021); tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng; được Moody’s nâng đánh giá xếp hạng lên mức Ba3 cho nhiều danh mục…

Bên cạnh đó, SeABank cũng đã nhận được các khoản huy động vốn trung và dài hạn trị giá lên đến 495 triệu USD từ các tổ chức tài chính uy tín thế giới như: Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC), Tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) và các quỹ đầu tư nước ngoài như responsAbility, BlueOrchard, BRED, OPEC Fund, Kasikorn Bank để nâng cao năng lực tài chính, gia tăng nguồn vốn hỗ trợ DNNVV, phát triển kinh tế xanh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...