Seoul sẽ là chính quyền thành phố đầu tiên thành lập nền tảng Metaverse

Đây sẽ là nơi người dân có thể "trực tuyến" tới xin lời khuyên hành chính, gặp gỡ các nhà quản lý và “tới thăm” nhiều địa điểm nổi tiếng của thành phố.
Seoul sẽ là chính quyền thành phố đầu tiên thành lập nền tảng Metaverse

Chính quyền Thủ đô Seoul (SMG) đã công bố kế hoạch thành lập “Metaverse Seoul”, một nền tảng thế hệ tiếp theo bao gồm một tòa thị chính, các địa điểm du lịch, các trung tâm dịch vụ xã hội ảo và hơn thế nữa. SMG là chính quyền thành phố lớn đầu tiên công bố kế hoạch như vậy, với nhiều thành phố chắc chắn sớm nối gót. 

Thủ đô Hàn Quốc đã đầu tư 3,9 tỷ won (tương đương 3,3 triệu USD) vào dự án như một phần trong kế hoạch “Tầm nhìn Seoul 2030” của Thị trưởng Oh Se-hoon nhằm mục đích thiết lập Seoul là “thành phố cảm xúc trong tương lai”. Chẳng bao lâu nữa, công dân Seoul sẽ có thể đeo tai nghe VR của họ để gặp gỡ các quan chức và nhà quản lý để được tư vấn, tham quan các địa danh được tái hiện sinh động và tham dự các sự kiện trực tuyến quy tụ đông đảo.

Chương trình thử nghiệm sẽ bắt đầu vào lễ rung chuông vào cuối năm, sau đó sẽ triển khai diện rộng cùng các cơ sở và dịch vụ khác nhau bao gồm “Văn phòng Thị trưởng Ảo, Phòng thí nghiệm FinTech Seoul, Invest Seoul và Thị trấn Khuôn viên Seoul”. Ngoài các dịch vụ công cộng, metaverse cũng sẽ có các phiên bản ảo của các điểm du lịch nổi tiếng như Gwanghwamun Plaza, Cung điện Deoksugung và Chợ Namdaemun thông qua “Khu du lịch ảo”. Các di tích lịch sử đã mất như cổng Donuimun, bị phá hủy trong thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản, cũng sẽ được tái tạo kỹ thuật số để du khách có thể thoả sức khám phá.

Các dự án khác đã được công bố bao gồm “Lễ hội Đèn lồng Seoul”, sẽ được tổ chức trong metaverse từ năm 2023 trở đi, và nội dung an toàn, tiện lợi dành cho tất cả mọi đối tượng thiệt thòi hơn. 

Kế hoạch phát triển trong 5 năm bao gồm 20 nhiệm vụ xúc tiến trong các lĩnh vực “kinh tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, truyền thông, phát triển đô thị, hành chính và cơ sở hạ tầng” sẽ thực hiện trong ba giai đoạn. Giai đoạn "giới thiệu" sẽ đến vào đầu năm 2022, tiếp theo là "mở rộng" từ năm 2023 đến năm 2034 và “ổn định“ từ năm 2025 đến năm 2026.

Xem thêm

Thực tế ảo - tương lai của ngành giải trí?

Thực tế ảo - tương lai của ngành giải trí?

Thực tế ảo (virtual reality -VR) không phải là tương lai của ngành giải trí, vì nó đã và đang hiện diện trong các bộ phim và chương trình truyền hình mô tả một thế giới trong đó VR thay thế thực tế.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...