Sếp VPbank: “Bão” đã tan ở Hoàng Anh Gia Lai?

“Chúng tôi không đánh giá các khoản nợ của HAG có rủi ro lớn cho ngân hàng. Họ là doanh nghiệp đang phục hồi, chứ không phải đang trên bờ vực phá sản”, Tổng giám đốc VPbank Nguyễn Đức Vinh chia sẻ tại
Sếp VPbank: “Bão” đã tan ở Hoàng Anh Gia Lai?

Trong phần thảo luận, một cổ đông đã chất vấn về khối nợ nghìn tỷ của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã: HAG) mà thời gian qua đã làm khó các chủ nợ ngân hàng. Theo BCTC hợp nhất 2016, tổng quy mô nợ vay của HAG tăng lên mức hơn 27.366 tỷ đồng tính đến cuối năm 2016. Trong đó, nợ vay ngắn hạn giảm còn 6.572 tỷ đồng, nợ vay dài hạn lại tăng đáng kể lên tới 20.794 tỷ đồng (chiếm hơn 50% là nợ trái phiếu thường)…

Trước khó khăn của HAG, hơn chục chủ nợ ngân hàng đã họp bàn, đề xuất lên Ngân hàng Nhà nước phương án cơ cấu nợ cho doanh nghiệp này. Trong đó, 7 chủ nợ đang “ôm” trái phiếu của HAG đã thực hiện cơ cấu giãn hoãn thời gian trả nợ cho HAG, trong khoảng 10 năm tới tính từ năm 2017-2026. Tổng nợ trái phiếu được cơ cấu lại hơn 12.360 tỷ đồng

Là chủ nợ lớn thứ 2, VPBank đã thực cơ cấu giãn hoãn nợ trái phiếu cho HAG, bao gồm: 1.614 tỷ đồng trái phiếu (phát hàng ngày 28/11/2014) được giãn thời gian đáo hạn tới khoảng thời gian từ ngày 28/11/2019 đến 28/11/2021.

Khoản nợ trái phiếu 600 tỷ đồng do VPbank và công ty chứng khoán FPT đầu tư (phát hành 27/8/2015) cũng được đáo hạn trả nợ tới ngày 1/8/2019 đến ngày 1/8/2021.

Ngoài ra, các chủ nợ khác cũng đã cơ cấu giãn hoãn thời gian trả nợ cho HAG, trong khoảng thời gian từ năm 2017-2023 với tổng nợ trái phiếu được cơ cấu hơn 12.360 tỷ đồng

Trả lời câu hỏi của cổ đông, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank chia sẻ những yếu tố khách quan kém thuận lợi khiến cho HAG gặp khó khăn khi trả nợ ngân hàng. Nhưng từ cuối 2016, HAG đã được các chủ nợ chấp thuận tái cơ cấu nợ gốc và nợ lãi trong thời gian tới từ năm 2017-2021.

“Với biến động giá cao su, cọ dừa dự báo tăng lên trong năm nay nên những rủi ro thị trường của HAG đã qua. Từ tháng 3/2017, HAG đã bắt đầu khai thác các diện tích cao su mới… nên sẽ có dòng tiền kinh doanh khả quan hơn. Chúng tôi đánh giá các rủi ro của HAG với VPBanh gần như là không có”, ông Dũng đánh giá.

Chia sẻ thêm, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPbank nhận xét, HAG là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thật, không “ảo” với nhiều mảng hoạt động có hiệu quả cao và tiềm năng lớn, gồm: cao su, nuôi bò, dầu cọ, thuỷ điện… Do khủng hoảng giá dầu, giá cao su nên HAG bị ảnh hưởng chung, dẫn tới bị mất cân đối về vốn. Song 8 ngân hàng trong đó có VPBank đều nhận định, khó khăn của HAG chủ yếu là mất cân đối về vốn, còn cân đối tài sản vẫn đảm bảo.

“Các ngân hàng cùng thống nhất thực hiện cơ cấu nợ cho HAG, có những khoản nợ được bán, có khoản được gia hạn nợ… dưới sự chỉ đạo và chấp thuận của NHNN”, ông Vinh nói, cho biết về chất lượng nợ của HAG tại VPbank hiện chủ yếu được phân loại vào nhóm 1, còn một phần nằm ở nhóm 2. Doanh nghiệp hiện vẫn đang thực hiện trả nợ cho ngân hàng theo cam kết. Ngân hàng chấp thuận gia hạn thời gian trả nợ cho HAG từ 2 năm lên 5 năm nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp cân đối tài chính.

“Chúng tôi không đánh giá các khoản nợ của HAG có rủi ro lớn cho ngân hàng. Họ là doanh nghiệp đang phục hồi, chứ không phải đang trên bờ vực phá sản như thông tin trên thị trường. Vấn đề của HAG là làm sao tổ chức lại dòng tiền”, ông Vinh nhấn mạnh.

Ngoài khoản nợ tại VPbank, HAG hiện vẫn đang chịu áp lực trả khối nợ vay dài hạn gần 10 nghìn tỷ đồng tại 6 ngân hàng lớn. Cụ thể, dư nợ vay dài hạn tại BIDV là 3.609 tỷ đồng, Eximbank – Sở giao dịch 1 dư nợ 2.962 tỷ đồng, ngân hàng liên doanh Lào Việt dư nợ 1.391 tỷ đồng, HDbank dư nợ 1.042 tỷ đồng, Sacombank dư nợ 994 tỷ đồng. Riêng ACB đã thu hồi hết nợ dài hạn của HAG…

Việc thu xếp trả những khoản nợ vay sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, khả năng cân đối dòng tiền của HAG. Liệu HAG sẽ xoay sở trả nợ ra sao trong bối cảnh công ty vẫn đang bị thua lỗ lớn, với số của công ty mẹ hơn 1.020 tỷ đồng trong năm 2016.

Trên thị trường chứng khoán, trước những thông tin tích cực về tái cơ cấu nợ, cổ phiếu HAG đã có sự tăng trưởng bứt phá ấn tượng hơn 100%, từ mức hơn 5.000 đồng/CP hồi tháng 1/2017 lên mức cao kỷ lục hơn 10.100 đồng/CP phiên ngày 23/3/2017. Hiện, cổ phiếu HAG giao dịch quanh mức 9.190 đồng/CP.

Còn cổ phiếu HNG- CTCP nông nghiệp quốc tế HAGL cũng tăng sốc từ mức đáy 6.300 đồng/CP lên mức hiện tại 11.600 đồng/CP, có thời điểm lập đỉnh 12.600 đồng/CP.

Hải Hà

 >> Hoàng Anh Gia Lai báo lỗ 1.400 tỷ đồng, “đảo nợ” trái phiếu 12 nghìn tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...