SHI thoái vốn tại SHA, bài toán thương hiệu Sơn Hà sẽ giải thế nào?

Cách đây vài tuần, CTCP Quốc tế Sơn Hà (mã: SHI) đã quyết định sẽ thoái toàn bộ 30% phần vốn góp tại CTCP Sơn Hà Sài Gòn (mã: SHA).
SHI thoái vốn tại SHA, bài toán thương hiệu Sơn Hà sẽ giải thế nào?

Với một thương hiệu Sơn Hà đã xuất hiện lâu năm trên thị trường, một câu hỏi được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm là thương hiệu Sơn Hà rốt cuộc sẽ thuộc về ai?

Trả lời về vấn đề này, ông Lê Hoàng Hà – Chủ tịch HĐQT SHA cho biết, xét về lịch sử doanh nghiệp, SHA xuất phát là công ty con của SHI, tuy nhiên sau đó đã có sự phân chia địa bàn quản lý khác nhau. Ở thời điểm hiện tại, từ Quảng Nam trở vào Nam là thuộc địa bàn quản lý của SHA, trong khi trở ngược ra Bắc là thuộc địa bàn quản lý của SHI. Hai công ty đã thống nhất là sẽ không bán lấn địa bàn của nhau, và nếu muốn bán sản phẩm ở một địa bàn khác, không thuộc địa bàn của nhau, thì phải sử dụng thương hiệu khác, chứ không phải là Sơn Hà.

Được biết mới đây, SHI và SHA đều có ý định đầu tư vào các dự án tại Chu Lai khi nhận định đây là vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung và nhận được ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, sau đó SHI lại chuyển sang đầu tư dự án tại Nghệ An do nhận thấy khoảng cách địa lý từ Nghệ An đến khu vực miền Bắc gần hơn và có thể giúp SHI để giảm thiểu chi phí vận chuyển hàng hóa. Nhận thấy cơ hội rút ngắn thời gian đầu tư đến, SHA đã nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của SHI tại Công ty TNHH MTV Quốc tế Sơn Hà Chu Lai. Liệu có chăng ranh giới phân chia khu vực địa lý để quản lý là tỉnh Quảng Nam của SHI và SHA xuất phát từ dự án này?

Trở lại với câu chuyện SHI thoái vốn tại SHA, SHI cho biết công ty đang tìm kiếm nhà đầu tư quan tâm, đàm phán giá chuyển nhượng theo giá thị trường để tập trung nguồn vốn thực hiện đầu tư dự án Bắc Ninh.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/4/2017, SHA dừng tại mức giá 9,140 đồng/cp. Như vậy, với 5.4 triệu cổ phiếu đang sở hữu, SHI có thể sẽ thu về hơn 49 tỷ đồng khi chuyển nhượng toàn bộ vốn tại SHA./

Theo Vietstock

Có thể bạn quan tâm

Ông Dương Văn Bắc, tân Tổng giám đốc Novaland

Novaland có Tổng giám đốc mới

Ông Dương Văn Bắc tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính và Ngân hàng của Trường Đào tạo Thạc sỹ Quản lý đa ngành tại Việt Nam (CFVG), có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính, chuyên sâu về định giá, thị trường tài chính và tiền tệ.

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...