Siêu uỷ ban dưới góc nhìn của Chuyên gia Quốc tế

Xung quanh đề xuất lập ủy ban quản lý số vốn hàng triệu tỷ đồng ở các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng thế giới World Bank (WB) ủng hộ việc tách chức năng sở hữu Nhà n

Xung quanh đề xuất lập ủy ban quản lý số vốn hàng triệu tỷ đồng ở các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng thế giới World Bank (WB) ủng hộ việc tách chức năng sở hữu Nhà nước khỏi chức năng quản lý của cơ quan bộ, ngành.

Tuy nhiên, Việt Nam không nên lập mô hình ủy ban hành chính mà cần xây dựng mô hình như các quỹ đầu tư chuyên biệt về hoạt động hiệu quả về kinh tế.

Theo ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế của WB tại Việt nam: Tách riêng tính sở hữu và chức năng khác ra khỏi các DN mà Việt Nam đưa ra không phải là mô hình đầu tiên, thử nghiệm mà nhiều quốc gia khác đã và đang làm thành công, trong đó mô hình tốt nhất là Temasek của Singapore.Ông lớn quản lý hàng triệu tỷ đồng không cần cân đối kế toán theo chuẩn"Quan trọng hơn cả là chúng ta có suy nghĩ và quyết tâm chuyển dự thảo thành hiện thực, sẽ còn rất nhiều việc để làm. Chúng ta có thể tối đa hóa giá trị tài sản của Nhà nước trong khi chúng ta có cả đống tài sản ở ngay bên.Tại Việt Nam, chúng ta không nhất thiết phải để tài sản công trở thành lực cản như vậy mà nên biến nó thành động năng tăng trưởng của Việt Nam thì tốt hơn. Hiện tài sản công gấp 1,2 lần GDP, chỉ số Icor - hiệu suất vốn đầu tư của khu vực công cao gấp 2 lần so với tư nhân.Điều quan trọng hơn cả là khu vực công đang chiếm tài sản lớn ở Việt Nam, do dó việc sử dụng tài sản không chỉ đẩy mạnh mà còn tạo giá trị hài hòa mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Chúng ta cần có cải cách thể chế để có hiệu quả. Khi chúng ta cải cách thể chế đó là điều cần thiết, tuy nhiên nói thì dễ, làm rất khó.Đồng quan điểm với ông Sebastian, ông Dag Detter, cố vấn của WB cảnh báo: Hiện khu vực công gồm các DNNN, tập đoàn, tổng công ty của Việt Nam không hề có bảng cân đối kế toán chuẩn quốc tế như các tập đoàn và DN tư nhân có số tài sản, vốn tương ứng. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn không được đánh giá đúng và có so sánh, đối chiếu.Trong khi các DNNN Việt Nam có số tài sản và vốn lớn, thì chất lượng quản lý là rất quan trọng, chúng ta cần bảng cân đối theo tiêu chuẩn, kỹ năng quản lý, do đó tách rời quản lý nhà nước với quản lý quản lý của một doanh nghiệp là cần thiết, đặc biệt là ở cơ chế điều tiết thị trường.Theo vị chuyên gia WB này, một quỹ đầu tư quản lý DNNN như Temasek (Singapore) là mô hình tốt cho Việt Nam học hỏi, mô hình này cũng tương tự như Thụy Điển áp dụng và họ cũng có thành công tương tự. Chuyên gia Detter dẫn ví dụ: Tại Thụy điển 1990, nền kinh tế rơi vào trạng thái gần như phá sản toàn bộ. Nhiệm vụ đặt ra phải tái cơ cấu DNNN, lĩnh vực ngân hàng, bất động sản. Thụy Điển khi đó có tận 63 tập đoàn, Tổng công ty, DN trực thuộc Nhà nước từ ngân hàng, bia rượu, khai khoáng.... Tuy nhiên, với quyết tâm cải cách, sau 3 năm, kinh tế Thụy Điển đã đạt hiệu suất gấp 2 lần, cải tiến các DN Nhà nước, tạo ra hiệu ứng đối với toàn nền kinh tế."Thành công hay thất bại, quan trọng ở ý chí cải cách và quyết tâm chính trị. Chúng ta phải làm sao, tác động của cơ chế, lực lượng chính trị (Bộ, ngành, Chính phủ) sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của hoạt động của ủy ban này. Chúng ta cần xây dựng tính minh bạch và niềm tin đối với cải cách, trong đó điều đầu tiên là phải áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế để đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình quản lý DNNN. Trên thực tế, chúng ta cần sử dụng các công cụ mà khối kinh tế đã xây dựng và vận hành trong suốt 700 năm qua. Chúng ta đừng dại gì đưa công cụ mới, hãy học tập các hoạt động của khối kinh tế tư nhân", ông Detter nói.Các ông lớn Nhà nước có chịu nhường ghế, từ bỏ lợi íchVề khía cạnh quản lý sau khi xác lập một cơ chế hoạt động của mô hình trên, chuyên gia Wiliam P.Mako, chuyên gia cố vấn của WB cho hay: "Hiện quản lý DNNN liên quan đến rất nhiều cơ quan Nhà nước: Bộ kế hoạch và Đầu tư quản lý về khía cạnh đầu tư của DNNN, Bộ Tư pháp, Chính phủ quản lý bổ nhiệm lãnh đạo, Bộ Tài chính quản lý Thuế và Bộ Công Thương quản lý các DNNN thuộc lĩnh vực và điều tiết thị trường".Ông Mako nêu thực trạng: Chính vì quản lý manh mún như hiện nay khiến các DNNN bị chia năm xẻ bảy và không biết quản lý như thế nào cho phù hợp. Chính vì vậy, chúng ta rất cần cơ chế thống nhất, chúng ta có thể có 1 quỹ, như Temasek của Singapore.Theo vị chuyên gia đến từ WB, thách thức lớn nhất trong việc tách chức năng sở hữu ra khỏi chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước. Trong quá trình hoạt động của ủy ban này, liệu có sự can thiệp của các cơ quan Chính phủ vào vấn đề hoạt động của tổ chức này hay không? Việc này chúng ta cần cụ thể hóa trong các Luật, yêu cầu các cơ quan Nhà nước không được can thiệp vào hoạt động của DN.Bên cạnh đó, lãnh đạo tập đoàn hiện đang quản lý các DNNN hiện nay họ có ý kiến gì hay không, có quyết tâm cải cách, nhường chỗ để người khác quản lý tốt hơn, hay họ sẽ phản ứng? Tôi chắc chắn nếu việc đưa quản lý vào ủy ban hay một quỹ sẽ làm thay đổi cuộc sống của các lãnh đạo tập đoàn. Từ đó ảnh hưởng đến ủy ban. Đòi hỏi người quản lý rất giỏi, có cơ chế luật, dưới luật phải rất giỏi.

Nguyễn Tuyền

Có thể bạn quan tâm