Sốc nợ xấu của ngân hàng VDB tăng phi mã 68%

Kiểm toán Nhà nước xác định, tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam -VDB tăng cao và tăng nhanh, tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2014 là 11,05%; tăng 68% so với năm 2013. Tại cuộc Họp báo
Sốc nợ xấu của ngân hàng VDB tăng phi mã 68%

Kiểm toán Nhà nước xác định, tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam -VDB tăng cao và tăng nhanh, tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2014 là 11,05%; tăng 68% so với năm 2013.Tại cuộc Họp báo công bố báo cáo kết quả kiểm toán năm 2015 (tiến độ tài chính ngân sách 2014) diễn ra cuối tuần qua, con số nợ xấu mà Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đưa ra trong báo cáo kết quả kiểm toán năm 2015 của cơ quan này về một số vấn đề tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã khiến nhiều người giât mình.Theo đó, tỷ lệ nợ xấu tại VDB tăng cao và tăng nhanh, tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2014 là 11,05%; tăng 68% so với năm 2013. Điều đáng nói, ngân hàng này đang được hưởng rất nhiều ưu đãi từ Chính phủ so với ngân hàng thương mại.Ưu đãi lớn, nợ xấu vẫn tăng 68%Kết quả kiểm toán năm 2015 tại Ngân hàng Nhà nước và 13 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm của KTNN cho thấy, đa số các ngân hàng và công ty bảo hiểm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động.Mặc dù 10/11 tổ chức tài chính, ngân hàng được kiểm toán kinh doanh có lãi, tuy nhiên, theo đánh giá của KTNN, hoạt động của các tổ chức tài chính ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và tồn tại. Tại VDB, tỷ lệ nợ xấu cao và tăng nhanh, tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2014 là 11,05%; tăng 68% so với năm 2013.

Ngoài ra, một số tồn tại khác tại ngân hàng này cũng được KTNN chỉ ra. Đó là việc VDB Chi nhánh Lạng Sơn giải ngân trùng với Agribank Chi nhánh Lạng Sơn cho công ty CP Xi măng Đồng Bành 127 tỷ đồng (mới thu được 5 tỷ đồng). Một thực tế khác tại VDB là cân đối giữa huy động và sử dụng vốn chưa phù hợp, dẫn đến tồn đọng vốn lớn, làm gia tăng cấp bù chênh lệch lãi suất từ NSNN, chưa xây dựng được hệ thống giám soát, theo dõi , đánh giá chất lượng tài sản có, quy định về về quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro theo quy định.
VDB là ngân hàng được hưởng rất nhiều ưu đãi từ Chính phủ so với ngân hàng thương mại. Ngân hàng này được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Theo đó, VDB là ngân hàng Nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ của VDB là huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ; Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển gồm cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư; Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu, gồm chi vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
VDB nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác…
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, VDB được Chính phủ giao thêm một số nhiệm vụ như bảo lãnh cho DN vay vốn Ngân hàng thương mại theo Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ; cho DN gặp khó khăn do suy giảm kinh tế vay vốn trả nợ lương và thanh toán BHXH đối với người lao động mất việc làm theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Mù mờ sức khỏe tài chính?Trên trang web chính thức của VDB, báo cáo thường niên chỉ được cập nhật từ năm 2007 đến 2013. Từ sau 2013, báo cáo này không được công khai trên website này.
Năm 2013, các khoản thu từ lãi của VDB cũng thấp hơn so với các chi phí trả lãi. Cụ thể, các khoản thu từ lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi, thu ngoài lãi là 17.394.976 triệu đồng. Trong khi chi phí mà VBB phải bỏ ra là chi phí trả tiền lãi vay, chi phí trả tiền lãi gửi chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá, chi ngoài lãi lại đội lên con số 17.782.283 triệu đồng.
Gần đây nhất, theo thông tin trên Trang điện tử của VDB, 6 tháng đầu năm 2016, VDB đã huy động vốn hơn 25 nghìn tỷ đồng đạt 58% kế hoạch năm 2016. Thực hiện thẩm định các dự án với số vốn đề nghị vay hơn 36 nghìn tỷ đồng. VDB đã ký hợp đồng tín dụng mới với số vốn chấp thuận cho vay gần 1.900 tỷ đồng; Tổng số vốn giải ngân tín dụng đầu tư  tăng 50%, vốn giải ngân trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu tăng 7% so với cùng kỳ năm 2015, tuy nhiên so với nhiệm vụ kế hoạch được giao các chỉ tiêu về giải ngân, thu nợ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu đều đạt thấp.
Trước đó, báo cáo kết quả kiểm toán do KTNN công bố 2012 cũng cho biết, năm 2010, VDB cho vay thương mại ngoài các chương trình được Nhà nước cho phép bị nợ quá hạn 438 tỷ đồng. Trong khi tỷ lệ nợ xấu của VCB chỉ có 2,91%; Vietinbank là 1,27%, Ngân hàng Chính sách xã hội là 1,25% thì tỷ lệ nợ xấu của VDB lên tới 12,45% (chưa bao gồm nợ xấu của Chương trình Cuba và Vinashin
Nợ xấu của VDB năm 2010 đối với tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 12,05%; tín dụng xuất khẩu lên tới 13,42%. Nhưng điều đáng nói nữa là khả năng thu hồi nợ rất khó khăn, nợ đến hạn ngày càng gia tăng”.
Theo KTĐT

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...