Sơn La bất ngờ muốn xây thêm sân bay Mộc Châu 6.500 tỷ đồng

Trong văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Sơn La đề nghị bổ sung Cảng hàng không Mộc Châu vào Quy hoạch tổng thể cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Sơn La bất ngờ muốn xây thêm sân bay Mộc Châu 6.500 tỷ đồng

UBND tỉnh Sơn La vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Mộc Châu.

Theo văn bản đề xuất, UBND tỉnh Sơn La cho biết tỉnh có nhiều tiềm năng về tự nhiên như cảnh quan đẹp, khí hậu tốt, địa hình phong phú; về xã hội với 12 dân tộc giàu bản sắc truyền thống và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế du lịch phong phú, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.

Lượng khách đến với Sơn La đạt khoảng 2,5 triệu lượt người năm 2019; tăng trưởng nhanh, ổn định ở mức khoảng 23,2%/năm (tỷ lệ khách quốc tế là 31,84%; khách du lịch nội địa là 22,91%).

Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu (bao gồm 2 H.Mộc Châu, Vân Hồ) nằm ở vị trí cửa ngõ đặc biệt quan trọng của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc, là trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh Sơn La và khu vực Tây Bắc, cũng như cả nước.

Theo đề xuất của Sơn La, Cảng hàng không Mộc Châu được xác định là sân bay cấp 4E, phần kỳ đầu tư làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (đến năm 2030), là cảng hàng không dân dụng (thực hiện khai thác các tuyến bay nội địa hàng không thường kỳ và một số tuyến quốc tế) với công suất dự kiến 1 triệu hành khách/năm.

Giai đoạn 2 (sau năm 2030), dự kiến công suất là 2 triệu hành khách/năm.

Kết cấu đường băng dự kiến có chiều dài hơn 1.800 m. Về diện tích, đến năm 2030 khoảng 350 ha; đến năm 2050 khoảng 500 ha.

Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 6.500 tỉ đồng, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Ngoài các tuyến đường bay nội địa đi/đến TP.HCM, Đà Nẵng, Cam Ranh, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Phú Quốc... Sơn La cũng muốn khai thác các đường bay quốc tế đi/đến khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), khu vực Đông Nam Á (Viêng Chăn (Lào), Bangkok (Thái Lan), KualaLumpur (Malaysia), Jakarta (Indonesia)...).

Tuy nhiên, Sơn La chưa đề xuất vị trí chính xác xây sân bay Mộc Châu mà chỉ khẳng định lựa chọn tại vị trí thuận lợi, địa hình bằng phẳng, phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo quy mô khai thác, thuận lợi kết nối các tuyến giao thông đường bộ.

Trước đó vào giữa tháng 8, UBND tỉnh Sơn La đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đầu tư xây dựng cảng hàng không Nà Sản.

Tờ trình do Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh ký đề xuất xây cảng hàng không Nà Sản tại huyện Mai Sơn, trên nền sân bay cũ với diện tích khoảng 249ha (mở rộng thêm khoảng 78,5ha).

Việc đầu tư sẽ được chia làm 2 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1 sẽ xây dựng cảng hàng không Nà Sản đạt cấp 4C (theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp I đạt công suất 1 triệu hành khách/năm.

Trong giai đoạn 2, sẽ mở rộng các hạng mục để đạt công suất 2 triệu hành khách/năm, đảm bảo phù hợp với quy hoạch sau năm 2030.

Về quy mô, sẽ xây dựng đường cất hạ cánh có kích thước 2.600x45m, kết cấu bê tông xi măng đảm bảo khai thác máy bay A320, A321 và các máy bay quân sự Su27, Su30MK; sân đỗ máy bay nằm phía bắc có khả năng đáp ứng cho 5 tàu bay A320/321; hệ thống tín hiệu dẫn đường, khí tượng; nhà ga hành khách có diện tích 3.000 m2; đài kiểm soát không lưu…

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án theo lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La lên tới 3.028 tỷ đồng, giai đoạn 1 cần 2.560 tỷ đồng.

Xem thêm

Sơn La muốn sớm được giao đầu tư Sân bay Nà Sản

Sơn La muốn sớm được giao đầu tư Sân bay Nà Sản

UBND tỉnh Sơn La đề nghị Bộ GTVT tiếp tục xem xét trình Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Sơn La là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…