S&P 500 và Nasdaq đảo chiều, chấm dứt chuỗi tăng điểm dài nhất 2 năm

Chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm điểm vào 9/11 sau khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng và bình luận từ Chủ tịch Fed Jerome Powell khiến thị trường dao động…

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

Kết thúc phiên 9/11, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 220,33 điểm (-0,65%) xuống 33.891,94 điểm, S&P 500 mất 35,43 điểm (-0,81%) còn 4.347,35 điểm và Nasdaq Composite trượt 128,97 điểm (-0,94%) thành 13.521,45 điểm.

Sự sụt giảm này đánh dấu mức giảm phần trăm lớn nhất trong một ngày đối với S&P và Nasdaq kể từ ngày 26/10 và là mức giảm lớn nhất đối với chỉ số Dow Jones kể từ ngày 27/10.

Tất cả 11 lĩnh vực chính của S&P đều giảm điểm, dẫn đầu là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng thiết yếu, với mức giảm khoảng 2% mỗi ngành.

Ở các diễn biến riêng lẻ, công ty bán dẫn của Anh Arm Holdings mất 5,2% do dự báo doanh thu quý 3 ảm đạm.

Cổ phiếu Becton Dickinson and Company giảm hơn 9%, gây áp lực lên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nói chung, sau khi dự báo hàng năm về công nghệ y tế làm lu mờ kết quả doanh thu hàng quý tốt hơn mong đợi.

Các cổ phiếu chăm sóc sức khỏe khác bao gồm Eli Lilly & Company, AbbVie Inc và Gilead Sciences Inc cũng là lực cản lớn đối với ngành.

Tesla Inc trượt 6%, một yếu tố khiến cổ phiếu tiêu dùng giảm, sau khi HSBC đưa ra xếp hạng bán đối với nhà sản xuất xe điện do lo ngại rằng sẽ mất thời gian lâu hơn dự kiến để công ty thực hiện các ý tưởng của mình.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 11,36 là tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức trung bình 10,97 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán là lợi suất trái phiếu, với lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng 12,8 điểm cơ bản ở mức 4,636% sau khi có thời điểm tăng cao tới 4,654% trong ngày.

Các cổ phiếu đã bắt đầu biến động ngay trước bình luận của chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.

Ông Powell cho biết các quan chức ngân hàng trung ương chưa thấy tự tin rằng lãi suất đã đủ cao để kiềm chế lạm phát và có thể không nhận được nhiều trợ giúp hơn từ những cải thiện trong nguồn cung hàng hóa, dịch vụ và lao động.

Peter Cardillo, nhà kinh tế thị trường trưởng tại Spartan Capital Securities cho biết ông Jerome Powell đang một lần nữa bày tỏ quan điểm diều hâu. “Chủ tịch Powell đang muốn nói với thị trường rằng cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa có kết quả như mong đợi và nếu điều kiện kinh tế đảm bảo, họ sẽ không ngần ngại mà tăng lãi suất thêm một lần nữa”, ông Peter Cardillo nhận xét.

Hầu hết các nhà giao dịch đang đặt cược Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong năm nay, ngay cả sau những bình luận của ông Powell, tuy nhiên kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào 2024 đã giảm bớt, theo Công cụ FedWatch của CME Group.

Một số nhà hoạch định chính sách đã đưa ra quan điểm diều hâu trong tuần này, trong đó nhấn mạnh rằng cách tiếp cận chính sách phần lớn sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế.

Một báo cáo mới đây của Bộ Lao động Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm vào tuần trước xuống còn 217.000, cho thấy tình trạng sa thải vẫn chưa tăng tốc mặc dù có dấu hiệu thị trường lao động hạ nhiệt.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng trở lại vào 9/11, phục hồi từ mức thấp nhất trong gần 4 tháng.

Hợp đồng tương lai dầu WTI của Mỹ giao dịch cao hơn 1,1% ở mức 76,15 USD/thùng, trong khi dầu Brent tăng tương ứng 1,1% lên 80,35 USD/thùng.

Cả hai điểm chuẩn này đều đã giảm trong phiên trước xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7, với giá dầu Brent giao dịch dưới mức quan trọng là 80 USD/thùng trong thời gian ngắn.

Bất chấp mức tăng ngày hôm nay, thị trường đang có xu hướng giảm mạnh trong tuần này sau dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ chỉ ra rằng tồn kho dầu thô của Mỹ ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 2, gần 12 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 3/11.

Ngoài ra, Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, lại rơi vào tình trạng giảm phát vào tháng 10, theo dữ liệu công bố trong ngày. Sự phục hồi của Trung Quốc vẫn liên tục gặp khó khăn bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cải thiện tăng trưởng.

Tại châu Âu, dữ liệu doanh số bán lẻ và hoạt động kinh doanh suy yếu tại khu vực đồng Euro vào tháng trước tiếp tục cho thấy nguy cơ suy thoái ngày càng tăng ở khu vực tiêu thụ năng lượng quan trọng này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...