Sự giàu có của cổ đông và kế hoạch 10 nghìn tỷ "độc chiêu" của Traphaco

Giá cổ phiếu (chứ không phải lợi nhuận) thể hiện trực tiếp sự giàu có của cổ đông trong khi đó quản trị phổ biến hiện nay ở nhiều công ty là ban điều hành tập trung vào mục tiêu lợi nhuận, còn lại phó
Sự giàu có của cổ đông và kế hoạch 10 nghìn tỷ "độc chiêu" của Traphaco

Mùa Đại hội cổ đông năm nay, Traphaco đã làm khác biệt. Ngày Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 của Traphaco (mã chứng khoán TRA) đã kết thúc với mọi kế hoạch đệ trình đều đã nhận được cái "gật đầu" từ cổ đông. Nhưng, có một kế hoạch lạ của Traphaco mà ít người chú ý: Đó là kế hoạch vốn hóa.

Chiến lược kinh doanh đầy tham vọng cho giai đoạn 2017 – 2020 của Traphaco là trở thành doanh nghiệp số 1 thị trường dược Việt Nam về tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, vốn hóa thị trường vào năm 2020. Cụ thể, đến năm 2020, doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng giá trị vốn hóa thị trường lên đến mức 10.000 tỷ đồng, tổng doanh thu 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận 500 tỷ đồng, tức gấp 2,4 lần năm 2016.

Sự giàu có của cổ đông và kế hoạch 10 nghìn tỷ "độc chiêu" của Traphaco ảnh 1

Nói về kế hoạch tham vọng trên, bà Vũ Thị Thuận – Chủ tịch HĐQT của Traphaco khẳng định sự khả thi vì "bản lĩnh của Traphaco là sự tiên phong". Bà Thuận nhấn mạnh 4 từ thể hiện giá trị cốt lõi: Tiên phong – Sáng tạo – Trách nhiệm – Bản sắc.

Theo bà Vũ Thị Thuận, công ty sẽ cạnh tranh bằng thương hiệu, hệ thống phân phối, cộng hưởng/tích hợp các lợi thế so sánh, năng lực phát triển và sản xuất sản phẩm đông dược, tốc độ và hiệu quả hệ thống quản trị dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và Sự am hiểu đặc điểm thị trường Việt Nam.

Trong kế hoạch đầy tham vọng của Traphaco năm nay có một chỉ tiêu lạ mà chưa doanh nghiệp niêm yết nào đưa vào bản đệ trình lên cổ đông: Kế hoạch tăng giá trị vốn hóa thị trường. Năm 2017 này cũng là năm đầu tiên Traphaco đặt mục tiêu quan trọng này. Traphaco dự kiến vốn hóa thị trường đạt 10.000 tỷ đồng trong vòng 3 năm tới – cao gấp 2,5 lần vốn hóa hiện tại là gần 4.000 tỷ đồng. Điều này hàm ý rằng, nếu chiến lược phát triển của công ty được thực hiện thành công thì đến năm 2020, các cổ đông của công ty sẽ giàu có gấp 2,5 lần mức hiện tại, tương đương mức độ gia tăng giá cổ phiếu (và tài sản của cổ đông) bình quân hàng năm (không tính tới cổ tức) là 36%/năm, một mức lãi suất rất cao nếu so với lãi suất ngân hàng hiện nay.

Suy cho cùng, mục tiêu cuối cùng của một công ty niêm yết là tối đa hoá tài sản của cổ đông. Chính vì vậy, kế hoạch vốn hóa của Traphaco tuy "độc, lạ" nhưng lại gần với túi tiền của cổ đông nhất bởi giá cổ phiếu thể hiện một cách trực tiếp và cuối cùng những thành tích của ban quản trị trong việc thực hiện sứ mệnh làm cho cổ đông trở nên giàu có. Lợi thế của công ty đại chúng niêm yết (so với công ty không niêm yết) là công ty có giá cổ phiếu được công bố hàng ngày. Và nếu lấy giá cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ ra được giá trị vốn hoá thị trường của công ty, thể hiện lượng của cải hay tài sản của cổ đông. Chính vì vậy, một công ty quản trị tốt làm cho giá cổ phiếu gia tăng trong dài hạn chính là đã trực tiếp làm tăng của cải cho cổ đông, giúp cổ đông giàu có hơn.

Phát đi thông điệp vốn hóa 10 nghìn tỷ đồng cũng đồng nghĩa với việc Traphaco phát tín hiệu và hàm ý về một kế hoạch tăng trưởng bùng nổ và kích thích các nhà đầu tư mua vào cổ phiếu này. Nếu giả định hệ số giá trên thu nhập P/E mà công ty duy trì là 15 lần thì từ 2020, Công ty phải đạt được một lợi nhuận tối thiểu hàng năm là 667 tỷ đồng (mức lợi nhuận đạt được năm 2016 là 210 tỷ đồng), gấp khoảng 3 lần lợi nhuận 2016.

Vì đây là kế hoạch mới lạ, "độc chiêu" nên nhiều nhà đầu tư vẫn chưa thực sự cảm nhận được mức độ quan trọng trong cam kết này. Thực chất, đằng sau cam kết về vốn hóa là cách thức chuyển đổi từ quản trị tập trung vào mục tiêu lợi nhuận sang quản trị dựa trên giá trị, tức là tối đa hoá giá trị thị trường của công ty.

Để giúp nhà đầu tư hiểu rõ điều này, trong thông điệp Chủ tịch HĐQT Traphaco gửi cổ đông năm nay, bà Vũ Thị Thuận cho biết, về mặt quản trị, điều hành, năm 2016, Traphaco đã thực hiện thành công Đại hội cổ đông nhiệm kỳ 2016-2020. Bộ máy lãnh đạo cấp cao của công ty được nâng lên tầm cao mới: Hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành thực hiện chức năng quản trị chiến lược, chỉ đạo giám sát điều hành và chức năng điều hành sản xuất kinh doanh, đầu tư.

Bà Vũ Thị Thuận-người đã đồng hành cùng Traphaco từ những ngày đầu thành lập cho rằng, Traphaco đã có được những giá trị cốt lõi đặc sắc của 45 năm và đã tiên phong trong nhiều lĩnh vực trong đó đề cao trách nhiệm khi cam kết và thực hiện cam kết với xã hội, cổ đông, khách hàng, đối tác và người lao động trên nguyên tắc đồng lợi.

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...