Sửa đổi Luật Viễn thông, xây dựng Luật CN-CNS: Tránh chồng chéo với Luật Đầu tư

Dự thảo Luật Viễn thông, xây dựng Luật CN-CNS cần đảm bảo tính đồng bộ, tránh chồng chéo với luật Đầu tư .

Ý kiến trên được đại diện VCCI và một số doanh nghiệp đưa ra tại hội thảo về Luật Viễn thông sửa đổi và đề nghị xây dựng Luật công nghiệp công nghệ số (CN-CNS) Bộ TT&TT tổ chức ngày 14/2. Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu từ các bộ, ngành, hiệp hội, các doanh nghiệp (DN) viễn thông, DN số, các chuyên gia, nhà khoa học.

Sửa đổi Luật Viễn thông, xây dựng Luật CN-CNS là cần thiết

Tại hội thảo, ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng phụ trách điều hành Cục Viễn thông - Bộ TT&TT cho biết việc xây dựng Luật Viễn thông sửa đổi là rất cần thiết vì sau hơn 10 năm áp dụng, Luật đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp cần được điều chỉnh để giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác thực thi cũng như đáp ứng xu thế phát triển mới; chưa có chính sách phát triển các DN mạng viễn thông di động ảo để thể chế hoá quản điểm của Đảng về việc thúc đẩy tư nhân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông mới, chưa có quy định cụ thể về nghĩa vụ của các DN có hạ tầng mạng trong việc cho thuê hạ tầng; việc cấp phép và điều kiện cấp phép chưa phù hợp.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long chủ trì hội thảo
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long chủ trì hội thảo

Đồng quan điểm, bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng phụ trách điều hành Vụ CNTT - Bộ TT&TT cho biết, tính đến hết năm 2021, doanh thu ngành công nghiệp ICT ước đạt 136 tỷ USD, gấp 22 lần so với năm 2009 là 6,2 tỷ USD. Cả nước có 64.000 doanh nghiệp công nghệ số. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015-2020 bình quân cao hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP, trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, quy mô lớn nhất của cả nước.

Do đó theo bà Hương, việc xây dựng luật phù hợp sự phát triển của ngành công nghiệp CNTT hình thành CN-CNS khi xu thế hội tụ giữa các lĩnh vực CNTT, viễn thông và truyền thông hình thành nên ngành công nghiệp CNTT và truyền thông (công nghiệp ICT) đồng thời tạo ra các hoạt động sáng tạo, đổi mới tạo ra giá trị mới và thị trường mới.

Bên cạnh đó, xu thế phát triển ngành công nghiệp ICT kết hợp với công nghệ số mới của cuộc CMCN 4.0 như trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, dữ liệu lớn, chuỗi khối,... hình thành nên ngành CN-CNS. 

Chính sách trong Luật CN-CNS được đề xuất gồm 2 nhóm chính sách: nhóm chính sách 1, gồm: hoạt động CN-CNS, sản phẩm và dịch vụ (SP&DV) công nghệ số; thử nghiệm SP&DV công nghệ số (Sandbox), quản lý sản phẩm AI, quản lý SP&DV công nghệ số trọng yếu; nhóm chính sách 2, gồm: bảo đảm phát triển CN-CNS (thị trường; khu CNTT; vốn, đầu tư, ưu đãi CN-CNS; nhân lực); sản phẩm CNS trong nước (Make in Viet Nam); dữ liệu số; trung tâm tính toán hiệu năng cao; thâm nhập thị trường nhà nước và kinh doanh xuyên biên giới

Tránh chồng chéo với Luật Đầu tư

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, các hiệp hội, tổ chức, DN viễn thông, DN số đã đóng góp nhiều ý kiến xây dựng cho việc sửa đổi Luật Viễn thông, xây dựng Luật CN-CNS. Các chuyên gia cho rằng viễn thông, công nghệ số đang phát triển như vũ bão nên cần xây dựng các quy định linh hoạt, tránh chồng chéo nội dung giữa các quy định.

Phát biểu với tư cách chuyên gia, đại diện Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an cho biết việc sửa đổi Luật Viễn thông và xây dựng Luật CN-CNS là rất cần thiết và cần bổ sung nhấn mạnh về góc độ thực tiễn bởi sự phát triển của công nghệ diễn ra rất nhanh.

Cũng theo đại diện Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực viễn thông - CNTT – Internet, đặc biệt chú trọng về tự chủ công nghệ, theo đó, việc xây dựng Luật CN-CNS có thể góp phần thúc đẩy phát triển sản phẩm, dịch vụ trong nước, tránh lệ thuộc công nghệ nước ngoài, giảm thiểu rủi ro. Các đơn vị chủ trì soạn thảo luật, cần bám sát quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Nhà nước để bổ sung sự cần thiết.

Khi sửa đổi Luật Viễn thông và xây dựng Luật CN-CNS cần lưu ý 3 trụ cột quan trọng để thúc đẩy viễn thông - CNTT - Internet là trụ cột pháp lý, công nghệ, nguồn nhân lực.

Việc xây dựng Luật phải đảm bảo tính phổ quát, bao trùm, yếu tố hài hoà và phát triển, đảm bảo các SP&DV công nghệ số phát triển, thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho DN trong nước phát triển.

Trong khi đó, đại diện VCCI cho rằng dự thảo các luật cần đảm bảo tính đồng bộ, tránh chồng chéo với luật Đầu tư. Việc xây dựng quy định sandbox cho các sản phẩm số mới là cần thiết.

Đóng góp dưới góc độ doanh nghiệp, đại diện FPT cho biết, trong Luật Đầu tư mới có quy định kinh doanh TTDL là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, nên xác định TTDL là một phần của mạng viễn thông bởi vì khi thiết lập nên mạng viễn thông còn phải bao gồm các thiết bị đưa truyền thông tin và các DN có giấy phép hạ tầng mạng có thể kinh doanh TTDL mà không phải xin thêm giấy để tránh chồng chéo, phát sinh giấy tờ thủ tục hành chính cho DN.

Đại diện của FPT cũng cho rằng nếu xác định Viễn thông - CNTT phục vụ CMCN 4.0 mà áp dụng quá nhiều thuế, phí cho DN số thì không khuyến khích DN phát triển và mở rộng kinh doanh.

Kết luận tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long đề nghị các đơn vị soạn thảo là Cục Viễn thông, Vụ CNTT tiếp thu các ý kiến và làm rõ từng ý kiến trao đổi tại hội thảo.

Có thể bạn quan tâm

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon vừa công bố thêm khoản đầu tư 4 tỷ USD vào Anthropic, nâng tổng số vốn rót vào startup AI này lên đến 8 tỷ USD. Mối quan hệ hợp tác đánh dấu bước tiến mới trong "cuộc đua AI" với mục tiêu dẫn đầu thị trường công nghệ đầy tiềm năng này...

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Clickbuy dành nhiều ưu đãi cho khách hàng Gen Z khi mua iPhone 16

Trải nghiệm mua sắm iPhone 16 tại Clickbuy

Clickbuy không chỉ đặt mục tiêu cung cấp iPhone 16 với giá tốt mà còn mang đến cho khách hàng những dịch vụ ưu đãi, chính sách bảo hành và khả tiếp cận tài chính linh hoạt nhất…

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

iPhone 16 chính hãng vừa được điều chỉnh giá bán, đây là cơ hội cho những ai muốn sở hữu chiếc điện thoại mới của nhà táo với mức giá hợp lý…

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…