Sửa đổi vốn điều lệ của Ngân hàng NCB

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có quyết định sửa đổi nội dung về vốn điều lệ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân (NCB).
Sửa đổi vốn điều lệ của Ngân hàng NCB

Theo đó, Thống đốc NHNN quyết định sửa đổi nội dung về vốn điều lệ quy định tại Điều 4 Giấy phép hoạt động số 0057/NH-GP ngày 18/9/1995 do Thống đốc NHNN cấp Giấy phép hoạt động cho NCB và Khoản c Điều 1 Quyết định số 253/QĐ-NH5 ngày 18/9/1995 về việc cấp giấy phép hoạt động cho NCB như sau: Vốn điều lệ của NCB là 5.601.555.870.000 đồng.

NCB có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Khoản 4 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2017) và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đối với nội dung được sửa đổi nêu trên.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và là một bộ phận không tách rời của Giấy phép hoạt động số 0057/NH-GP ngày 18/9/1995 do Thống đốc NHNN cấp cho NCB và Quyết định số 253/QĐ-NH5 ngày 18/9/1995 của Thống đốc NHNN về việc cấp Giấy phép hoạt động cho NCB.

Trước đó, NCB đã chào bán thành công 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán 10.000 đồng một cổ phiếu, thu về 1.500 tỷ đồng, bổ sung vào vốn điều lệ ngân hàng lên mức 5.600 tỷ đồng.

Xem thêm

Hội đồng Quản trị Ngân hàng NCB có thêm hai thành viên

Hội đồng Quản trị Ngân hàng NCB có thêm hai thành viên

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Tại Đại hội, các cổ đông nhất trí bầu bổ sung bà Hoàng Thu Trang là thành viên HĐQT và bà Trịnh Thanh Mai là thành viên HĐQT độc lập.

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Việc hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả kiến thức hoạch định tài chính cá nhân không chỉ nâng tầm chất lượng dịch vụ tư vấn bảo hiểm, mà còn góp phần định hình sự phát triển bền vững cho cả nghề nghiệp lẫn ngành bảo hiểm…