Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần cân nhắc điều chỉnh theo lộ trình

Ngày 21/6/2023, Bộ Tài chính đã chính thức có Tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Nhiều ý kiến cho rằng, việc xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi cần giải pháp hài hòa, xây dựng lộ trình phù hợp để vừa giúp tăng thu ngân sách Nhà nước, vừa không gây khó cho doanh nghiệp.
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần cân nhắc điều chỉnh theo lộ trình

Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi là thay đổi phương pháp tính thuế và điều chỉnh thuế suất thuế thu nhập đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá, rượu, bia. Xoay quay vấn đề này, phần lớn các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cho rằng việc tăng thuế trong bối cảnh hiện nay là chưa phù hợp.

Theo các chuyên gia, việc thay đổi cách tính thuế tại thời điểm hiện tại sẽ tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành rượu, bia vốn đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 cùng với tác động bất lợi từ một số cơ chế chính sách liên quan.

Mặt khác, việc thay đổi cách tính thuế sẽ làm mất khả năng cạnh tranh của bia nội, ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước.

Doanh nghiệp kiến nghị chưa tăng thuế

Trước đề xuất của Bộ Tài chính điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế thu nhập đặc biệt để tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10%, nhiều doanh nghiệp kiến nghị lùi thời điểm sửa đổi luật ít nhất đến năm 2025.

Từ năm 2010 đến 2018, mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt tăng liên tục từ mức 45% lên đến 65%. Các doanh nghiệp lo ngại, nếu tiếp tục tăng thuế sẽ dẫn đến giá bán sẽ cao hơn, đẩy người dùng trở lại với các sản phẩm có cồn phi chính thức.

Theo một đại diện doanh nghiệp, với bối cảnh khó khăn như hiện nay, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh trong khi nhu cầu tiêu dùng chậm lại, khiến nhiều công ty phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, tuy nhiên vẫn cố gắng không tăng giá bán. Vì vậy, việc dự kiến tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian tới sẽ gây áp lực lớn khiến doanh nghiệp càng phải tính toán hơn.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
Nhiều doanh nghiệp kiến nghị lùi thời điểm sửa đổi luật ít nhất đến năm 2025

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA)  trình bày tại hội thảo khoa học "Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)", việc cải cách chính sách thuế cần có nghiên cứu, tính toán khoa học, phù hợp với thực trạng điều kiện sản xuất kinh doanh ngành hàng ở Việt Nam, cần có lộ trình rõ ràng, đơn giản, có tính khả thi.

Cũng theo ông Việt, cần hài hòa các lợi ích của Nhà nước (điều tiết tiêu dùng, tăng thu Ngân sách và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững), của doanh nghiệp (không gây ảnh hưởng lớn, tạo tính ổn định) và người tiêu dùng (bảo vệ vệ sức khỏe).

Ông Việt nhấn mạnh, chưa nên sửa đổi Luật Thuế thu nhập đặc biệt, ít nhất trong thời gian 2023-2025, đồng thời cần ổn định chính sách thuế như hiện nay để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phục hồi.

Tăng thuế suất cần nghiên cứu kỹ lưỡng

Nhìn chung, theo các chuyên gia, việc tăng thuế cần thực hiện một cách thận trọng và có lộ trình hợp lý, phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội. Có như vậy mới đạt được các mục tiêu mà Chính phủ đề ra, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực tới ngành thuốc lá, bia, rượu…cũng như tất cả người lao động tham gia vào chuỗi cung ứng.

Cùng với đó, các doanh nghiệp vừa đảm bảo vừa ổn định sản xuất, vừa đóng góp nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tránh thất thu thuế, đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Lộ trình này cần cân nhắc cả về thời gian và mức thuế điều tiết.

Nêu quan điểm về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết, thực tế hiện nay và dự báo trong thời gian tới, ngành rượu bia đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Theo bà Quỳnh Anh, lúc này là thời điểm ngành bia, rượu rất cần sự hỗ trợ và chung tay của Nhà nước để có thể duy trì sản xuất, phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm rượu bia thương hiệu Việt mà họ đã phải mất rất nhiều năm để có thể gây dựng tên tuổi trên thị trường trong nước, dần vươn ra thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, ngoài việc xem xét tăng thuế thu nhập đặc biệt, cần tập trung vào công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức sử dụng rượu, bia văn minh điều độ… đó cũng là những phương án hợp lý cần tính tới.

Về thay đổi cách tính thuế, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu sâu về sự phù hợp mức thuế và phương pháp đánh thuế thu nhập đặc biệt đối với bia rượu ở Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có thể lựa chọn phương pháp tính thuế sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước mình.

Vì vậy, trong điều kiện thực tế hiện nay, phần lớn ý kiến đồng tình với quan điểm chưa phải là thời điểm thích hợp để áp dụng phương pháp hỗn hợp hay phương pháp tuyệt đối, kể cả trên phương diện thu ngân sách nhà nước và chi phí quản lý thuế.

Xem thêm

Mừng vì lại giảm thuế giá trị gia tăng

Mừng vì lại giảm thuế giá trị gia tăng

Quốc hội chính thức chốt giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất 10% kể từ ngày 1/7/2023 đến 31/12/2023. Trong bối cảnh đặt ra nhiều thách thức đối với mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023, đây là chính sách được người dân cũng như doanh nghiệp mong chờ, nhằm giải tỏa ngay lập tức vấn đề về giá cả đang kìm kẹp nhu cầu tiêu dùng thời gian qua.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...